“Có nhiều tuyên bố khác nhau về Mistral từ phía Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp. Nếu phía Pháp có lựa chọn mới, thì không cần thiết phải sử dụng biện pháp ngoại giao "mồm mép" như vậy. Phía Pháp nên sớm đưa ra quyết định bởi vì hồi hè vừa qua, chúng tôi đã nghe được một số tuyên bố rằng bất chấp tình hình hiện tại, hợp đồng này vẫn được tiến hành, nhưng giờ lãnh đạo của các bạn lại nói khác”, ông Lukashevich cho biết.
Ông đe dọa rằng: “Đã đến lúc phải quyết định. Nếu không, ‘các anh’ sẽ phải trả lại tiền”.
Tàu chiến lớp Mistral |
Hồi đầu tháng 9 vừa qua, trước việc Mỹ thúc giục Pháp hủy hợp đồng vũ khí với Nga như là một cách để trừng phạt Nga về vấn đề Ukraine, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố sẽ xem xét việc tạm đình chỉ chuyển giao tàu Mistral cho Nga.
Tuy nhiên, ngay sau khi tuyên bố đó được đưa ra, một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Pháp đã trấn an Nga khi cho biết phát ngôn của ông Hollande chỉ phản ảnh quan điểm cá nhân nhất thời, chứ không phải quan điểm chính thức. "Từ góc độ pháp lý, không có gì thay đổi cả; việc giao tàu vẫn là ngày 1/11. Phát ngôn của ông Hollande là vấn đề về lập trường chính trị của tổng thống", Bộ Ngoại giao cho biết.
Được biết, nếu Pháp hủy hợp đồng tàu chiến này với Nga, Pháp sẽ phải trả khoản tiền phạt lên tới 1,1 tỷ euro. Nga nhiều lần cảnh báo rằng việc đình chỉ hợp đồng này sẽ làm phương hại đến mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Paris và Moscow.
Tàu chiến Mistral đang được đóng tại Saint-Nazaire , Pháp và St. Petersburg , Nga. Moscow đặt mua từ Pháp hai tàu lớp Mistral kèm theo một số thiết bị của Pháp. Tuy nhiên, chúng sẽ được trang bị các loại vũ khí Nga.
Vì sao Nga "thèm khát" Mistral đến vậy?
Nga là một trong những cường quốc vũ khí mạnh nhất thé giới với nhiều loại tàu chiến có sức mạnh vô song, vậy tại sao Nga lại "thèm khát" tàu chiến Mistral của Pháp đến vậy? Câu trả lời có lẽ nằm ở chính sức mạnh của loại tàu chiến này.
Siêu tàu chiến lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công hiện đại, có khả năng chỉ huy, triển khai chớp nhoáng lực lượng hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thưc hiện các sứ mệnh tác chiến Hải quân khác.
Siêu tàu chiến Mistral có trọng tải tối đa 21.300 tấn; có thể chuyên chở bốn sà lan đổ quân, 16 trực thăng hạng nặng, 2 tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sĩ... Tàu được lắp đặt hệ thống radar cảnh giới MRR3D-NG, radar dẫn đường DRBN-38A; hệ thống hỏa lực gồm 2 hệ thống tên lửa phòng không MBDA Simbad, 2 khẩu đội pháo phòng không Breda-Mauser 30 mm, 4 súng máy 12,7mm Browing M2-HB.
Nếu hợp đồng được thực thi đúng theo dự kiến, Nga sẽ trang bị cho loại tàu đổ bộ này 32 trực thăng Ka-52K.
Trực thăng Ka-52K là phiên bản nâng cấp của trực thăng tấn công Ka-52 Alligator dùng cho Hải quân và được cho là có khả năng phóng tên lửa chống hạm. Ka-52 được trang bị hệ thống radar mảng pha Zhuk-A, có khả năng nhận rõ hình ảnh của các đối tượng vào ban ngày lẫn đêm trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Nhờ vào hệ thống này, Ka-52 có thể tấn công chính xác các mục tiêu với kích cỡ 15 cm cách xa 3-4 km và cho phép phát hiện mục tiêu trên không cách xa 120km (theo dõi 10 mục tiêu, diệt 4 cùng lúc). Trong chế độ đối hải, Zhuk-A có thể phát hiện tàu khu trục đối phương cách 300km.
Kho vũ khí Ka-52K ngoài khả năng mang rocket, tên lửa chống tăng , nó còn mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước siêu thanh Kh-31 và tên lửa chống tàu cận âm Kh-35V.
Ngoài trực thăng Ka-52K còn được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh bào gồm: 2 tổ hợp tên lửa phòng không MBDA Simbad, 2 tổ hợp pháo phòng không Breda-Mauser 30mm, 4 súng máy 12,7mm Browning M2-HB.
Đan Khanh - (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét