Theo đó, trong lúc thao thao bất tuyệt trả lời các câu hỏi của phóng viên, vị Giám đốc SBU Valentyn Nalyvaichenko đã vô tình nhắc tới việc nâng cấp hệ thống Buk và về các kế hoạch mà có thể giúp các nhà điều tra tìm ra những sai sót của SBU trong vụ điều tra thảm kịch máy bay MH17. Trước đó, phía Kiev liên tục nói rằng, MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa Buk-M của phía Nga và phe ly khai.
“Các bạn hãy giúp SBU tìm ra lỗi sai sót trong hệ thống tên lửa Buk đã cải tiến của Quân đội”, ông Nalyvaychenko bất chợt nói.
Mảnh vỡ máy bay MH17. |
Trong khi đó, nguồn tin giấu tên trong Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cho biết, 1 tuần sau vụ MH17, các cơ quan thực thi luật pháp của Ukraine đã rò rỉ thông tin rằng, ngày xảy ra thảm kịch (tức 17/7), Trung đoàn phòng không số 156 của Ukraine đã thực hiện một vụ phóng rocket. Đặc biệt, đơn vị này chuyên sử dụng các loại tên lửa Buk cải tiến.
Lưu ý rằng, cũng theo nguồn tin trên, các đơn vị thuộc lực lượng phòng không Nga đã không còn sử dụng tên lửa Buk-M như ông Nalyvaichenko nói. Theo vị này, trong vòng hơn 20 năm qua, lực lượng phòng không Nga không ngừng cải tiến hệ thống tên lửa này lên thành Buk-M1-2 và Buk-M2. Đến tận bây giờ, các loại biến thể này vẫn được trưng dụng trong quân đội Nga.
Một chuyên gia Nga cung cấp thông tin rằng, hồi đầu thập niên 1980, nhà nước Liên Xô đã triển khai biến thể cải tiến của tên lửa loại này là Buk-M1 tới các tỉnh miền Tây. “Và bây giờ, theo như chúng tôi biết, Quân đội Ukraine sở hữu hơn 70 tên lửa Buk-M1”, nguồn tin giấu tên trong Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga giải thích.
Phát hiện chứng cứ cho thấy chuyến bay MH 17 của Malaysia chưa chắc bị bắn hạ
Những học thuyết âm mưu nổi tiếng nhất thế giới (1)
Phát hiện chứng cứ cho thấy chuyến bay MH 17 của Malaysia chưa chắc bị bắn hạ
Thanh Nga (theo Ria Novosti
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét