Photo: RIA Novosti |
Ở đây đã tiến hành Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo CIS (liên minh chính trị và kinh tế chính của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trừ các nước Baltic), sau đó bắt đầu cuộc họp về thành lập một cộng đồng kinh tế Á-Âu mới (EAEC).
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, EAEC sẽ thay thế Cộng đồng kinh tế Á-Âu cũ được thành lập vào năm 2000. Tại cuộc gặp ở Minsk, trong thành phần EAEC bao gồm Nga, Belarus và Kazakhstan đã xuất hiện một thành viên mới - Armenia. Kyrgyzstan cũng đã khẳng định ý muốn gia nhập Liên minh này.
Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo CIS đã trở thành hoạt động chính trị quan trọng nhất trong chương trình nghị sự các cuộc gặp tại Minsk vào ngày 10 tháng Mười. Tất nhiên, tại các cuộc gặp này đã thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Nhà lãnh đạo duy nhất vắng mặt tại cả hai hội nghị thượng đỉnh là Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Đến giây phút cuối cùng ông Poroshenko do dự có nên đi Minsk hay không, cuối cùng, ông Poroshenko đã gửi Đại sứ Ukraine tại Belarus đi dự hội nghị thượng đỉnh.
Nói về tình huống này, Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov nhận xét rằng, điều kỳ lạ là, Kiev không cố gắng tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine với sự giúp đỡ của những người bạn thật sự. Ông Karimov nói, có ấn tượng rằng ông Poroshenko bị phân tâm và không hiểu CIS phục vụ lợi ích Ukraine hay không.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, tuyên bố, cần phải chấm dứt cuộc chiến tranh ở trung tâm châu Âu. Các bên tham gia cuộc xung đột ở khu vực Đông Nam Ukraine cần phải không chỉ tìm đến quan điểm chung, mà còn phải chấm dứt đổ máu và tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận Minsk về ngừng bắn.
Ông Lukashenko nói: “Điều không thể chấp nhận được khi các vấn đề nóng bỏng liên quan đến một quốc gia như Ukraine lại được giải quyết ở một nơi xa - ở Berlin hay ở Milan. Thế thì tự nhiên nảy ra câu hỏi: tại sao ông ta hướng tới chúng tôi (tức là CIS) để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao? Có lẽ, các vấn đề đó cũng phải được giải quyết ở Berlin hay Milan”.
Ông Lukashenko đã nhắc tới Milan bởi vì vào những ngày 16-17 tháng 10 tại thành phố này sẽ tiến hành Diễn đàn "Á-Âu" với sự tham gia của Liên minh châu Âu. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Minsk đã nói về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp với ông Poroshenko "bên lề" Diễn đàn Milan.
Tại Minsk các nhà lãnh đạo CIS đã ký kết gói văn kiện về kiểm soát biên giới, di cư, chống buôn lậu ma túy và mua bán người, cũng như các văn kiện trong lĩnh vực tình báo tài chính. Tất cả các nhà lãnh đạo đều chấp nhận lời mời của ông Putin tham gia lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng trong cuộc chiến chống phát xít Đức sẽ được tổ chức vào năm tới.
Sau khi Armenia gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu, tổ chức này sẽ giữ vị trí thứ năm về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong số các hiệp hội kinh tế khu vực quan trọng như EU hay NAFTA.
Đây sẽ là một cơ chế kinh tế lớn với thị trường trên không gian hậu Liên Xô và dân số hơn 190 triệu người. Tổng diện tích của EAEC sẽ là gần 20,5 triệu km vuông, trên lãnh thổ này có gần 8% trữ lượng dầu thô trên thế giới, 22% khí đốt, 22% than. Về trữ lượng uranium, kim cương, bạch kim, vàng, bạc và các kim loại quý hiếm khác thì EAEC đứng thứ nhất trên thế giới.
Về nhiều mặt EAEC là một tổ chức tương tự như Liên minh châu Âu, nhưng, chiếm diện tích lớn hơn nhiều. Tất cả các thành EAEC cam kết đảm bảo tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động, thực thi chính sách có sự điều phối trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế - thương mại, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải.
EAEC đang chuẩn bị văn kiện về thành lập khu vực thương mại tự do với Việt Nam, Israel, Ấn Độ và Ai Cập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét