“Những yêu cầu cho quân đội sẽ ngày càng đa dạng và phức tạp hơn trong tương lai. Chúng ta sẽ còn phải đối mặt với những mối đe dọa từ những kẻ khủng bố và quân nổi dậy trong thời gian dài. Chúng ta cũng phải đối phó với một nước Nga theo chủ nghĩa xét lại với quân đội hiện đại, giàu tiềm lực, đang áp sát NATO”, ông Hagel cho biết tại Washington.
Đây không phải lần đầu tiên một lãnh đạo phương Tây đưa ra tuyên bố đầy hoài nghi về Nga trong những tháng gần đây.
Hôm 15.10, Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow so sánh những hành động của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) với nền chính trị của Nga trong khi phát biểu tại hội nghị an ninh Jam.
Tháng 9 vừa qua, trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt Nga thứ hai trong danh sách các mối đe dọa quan trọng trên toàn cầu, chỉ sau sự lây lan của virus Ebola, và vị trí thứ ba là mối đe dọa từ IS.
Sau tuyên bố của ông Obama, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, “bài phát biểu của người gìn giữ hòa bình”  không thuyết phục. Ông Lavrov nói thêm, Nga quan tâm đến việc giảm leo thang xung đột trên toàn thế giới thông qua đối thoại công bằng, dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ trở nên xấu đi trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraina khi Washington tiếp tục đổ lỗi cho Mátxcơva can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraina.
Trong vài tháng qua, Mỹ đã công bố một số lệnh trừng phạt chống lại Nga, và thuyết phục các đồng minh của mình cô lập Mátxcơva.