CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Chiêu bài hạ giá dầu để “đập” Nga là “âm mưu xấu xa của chính trị gia độc ác”?

BizLIVE - Mặc dù mức giá dưới 100 USD/thùng không hề có lợi, nhưng để tránh mất khách Iran buộc phải bán theo giá mà họ sẵn sàng mua. Kinh doanh là kinh doanh.

Chiêu bài hạ giá dầu để “đập” Nga là “âm mưu xấu xa của chính trị gia độc ác”?
Ảnh minh họa.
Sự giảm giá nhanh chóng của dầu thô được ghi nhận trên các thị trường thế giới kể từ giữa tháng Bảy. Giá "vàng đen" mác Brent đã hạ 22%.

Những điều gì có thể giải thích cho hiện tượng này: mưu đồ của một số nhà sản xuất dầu mỏ hay những nguyên nhân kinh tế khách quan? Dưới đây là bình luận của nhà khoa học chính trị và nghiên cứu phương Đông Vladimir Sazhin, do Tiếng nói nước Nga giới thiệu.

“Trong những tuần gần đây, giá dầu thô rẻ đi nhanh chóng làm xuất hiện làn sóng các tranh luận, phân tích tính toán, giả định và dự báo trên truyền thông thế giới. Những lý do khác nhau nhất đã được nhắc đến, từ khách quan, không phụ thuộc vào tính toán của bất kỳ nhà sản xuất hay người tiêu thụ, cho đến nguyên nhân chủ quan, thậm chí một âm mưu toàn cầu.”

Theo ông Vladimir Sazhin, các lý do khách quan mà giới nghiên cứu kinh tế đưa ra trước hết bao gồm sự dư thừa dầu thô trên thế giới. Tình trạng này là kết quả của thực tế cung đang vượt cầu, xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, sản lượng khai thác dầu tăng. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới chậm lại.

Nhờ cuộc cách mạng khí đá phiến sét mà sản lượng dầu thô ở Mỹ đã tăng lên 47% trong ba năm.

OPEC cũng bắt đầu sản xuất nhiều dầu hơn, vượt định mức hạn ngạch mà chính họ đề ra khoảng 1 triệu thùng/ngày. Tiếp đến là sự trở lại thị trường thế giới của các nước sản xuất dầu mỏ như Iran, Iraq, Libya.

Trong khi đó, nhu cầu "vàng đen" của thế giới đang thu hẹp. Ví dụ, Trung Quốc sau khi phanh bớt tốc độ phát triển kinh tế hiện nay đòi hỏi nguồn năng lượng ít hơn. Mặc dù Bắc Kinh vẫn thỉnh thoảng tăng khối lượng mua để bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.

Trong nền kinh tế toàn cầu, căn cứ vào dự báo giảm liên tục của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tình hình cũng không mấy khả quan. Vậy nên dẫn đến thực tế Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô trên thế giới xuống mức 100 nghìn thùng mỗi ngày, kéo theo sự hạ giá không tránh khỏi.

Trong hoàn cảnh như vậy, Saudi Arabia đã khẩn trương điều chỉnh chính sách dầu mỏ, bắt đầu tranh giành thị phần trên các thị trường thu mua có mức giá thấp. Riyadh công khai bán phá giá, trong tháng vừa qua đã hai lần giảm giá dầu cho các khách hàng châu Á. Người Saudi Arabia dự định bù lỗ bằng cách tăng khối lượng giao hàng.

Mới bắt đầu quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới sau những năm bị cấm vận đầy gian nan, Iran cũng vội vã tranh khách và hạ 85 cent xuống mức gần 96 USD mỗi thùng. Mặc dù mức giá dưới 100 USD/thùng không hề có lợi, nhưng để tránh mất khách Iran buộc phải bán theo giá mà họ sẵn sàng mua. Kinh doanh là kinh doanh.

Một số nhà phân tích chính trị nhìn từ thực tế giá dầu hạ có âm mưu xấu xa "của các chính trị gia độc ác", lợi dụng dầu mỏ như một vũ khí của cuộc chiến chính trị và kinh tế. Có giả thiết cho rằng Washington đã thuyết phục Saudi Arabia tăng sản lượng để làm sụp giá dầu, hi vọng trừng phạt Nga vì các sự kiện trên bán đảo Crimea và ở đông nam Ukraine. Đây là một giả thuyết khá phổ biến, nhưng không hoàn toàn ăn khớp với thực tế là giá dầu hạ cũng đem lại những tổn thất rõ rệt cho chính Hoa Kỳ.

Tình hình trên thị trường dầu mỏ gây nên không khí hoang mang. Các chuyên gia thừa nhận khó đưa ra sự chẩn đoán rõ ràng. Phạm vi các ý kiến rất rộng, từ việc trở lại mức giá 100 USD/thùng và hơn thế cho đến đổi chiều, rớt giá xuống mức 60 USD. 

Nhưng có một điều chắc chắn: cuộc chiến kinh tế và chính trị xung quanh các thùng dầu sẽ càng ngày càng khắc nghiệt vì từng đồng xu, từng khách hàng, bài báo của Tiếng nói nước Nga viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét