Thủy phi cơ US-2 |
Nhật Bản có thể cho phép Ấn Độ tham gia sản xuất các bộ phận của thủy phi cơ hiện đại US-2.
Đây là thông tin được chính phủ Nhật loan báo và nó là tín hiệu cho thấy Nhật đang quyết mở rộng hợp tác an ninh quốc phòng với nước ngoài sau khi cải cách hiến pháp.
Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe sẽ gặp Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ tại Tokyo vào đầu tháng 9 và đây là "món quà" mà ông Abe sẽ gửi tặng Ấn Độ và tân thủ tướng Modi.
Cần nhớ là mối quan hệ cá nhân giữa ông Modi và ông Abe cực kỳ tốt đẹp ngay từ trước khi ông Modi đắc cử. Trên Twitter của ông Abe chỉ có 3 người bạn và ông Modi là một trong số đó.
Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng việc ông Modi đắc cử sẽ mở rộng hợp tác nhiều mặt giữa Ấn Độ và Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự khi cả hai nước cùng chia sẻ chung mối lo với chính sách quyết đoán của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Trong khi Nhật phải đối phó với việc Trung Quốc ngày càng khiêu khích ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku mà Tokyo đang kiểm soát thì Ấn Độ cũng mệt mỏi với các tranh chấp lãnh thổ ở biên giới với Trung Quốc.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần cho quân vượt qua biên giới thực tế với Ấn Độ và phát hành bản đồ dọc tuyên bố chủ quyền với nhiều vùng đất Ấn Độ đang kiểm soát.
Ngay trong vấn đề biển Đông, cả Ấn Độ và Nhật cùng chung quan điểm khi lên án các hành vi dùng vũ lực đe dọa hòa bình và an ninh khu vực nhằm ám chỉ Trung Quốc.
Trong việc xây dựng một liên minh kiềm chế Bắc Kinh, Tokyo đã chấp thuận việc chuyển giao công nghệ đóng tàu ngầm mới cho hải quân Úc và giờ là hợp tác với Ấn Độ trong việc chế tạo Thủy phi cơ.
Thủy phi cơ US-2 được sản xuất bởi ShinMaywa Industries Ltd và trị giá khoảng 12 tỉ Yen. Ưu điểm của US-2 là nó có thể cất cánh và hạ trong một khoảng cách ngắn, thậm chí trên biển động.
Hiện nay, US-2 là một trong át chủ bài của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Có US-2, Ấn Độ sẽ kiểm soát hơn biên giới với Trung Quốc, nơi chủ yếu có địa hình phức tạp như núi và hồ mà máy bay thông thường khó hoạt động. Nhưng với các hồ nước thì vấn đề kiểm soát lãnh thổ bằng máy bay sẽ thực hiện dễ dàng hơn nhiều.
Sau khi thỏa thuận về thủy phi cơ được ký kết, niềm tin giữa Ấn và Nhật sẽ được nâng thêm một bước. Điều này chắc chắn không phải thứ mà Trung Quốc cảm thấy vui trong lòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét