Theo thông báo của thành phố, khoảng 250.000 dân thường không thể rời khỏi thành phố.
"Tới ngày 5/8, Lugansk vẫn không điện. Tình hình trong thành phố vô cùng trầm trọng. Lugansk không có điện và hiện đang ở trong một thảm họa nhân đạo. Kể từ hôm 3/8, một phần dân số ở trung tâm miền đông đã chịu cảnh không điện, nước cũng như không thể liên lạc bằng điện thoại di động hay internet", thông báo trên website của hội đồng thành phố Lugansk cho biết.
Do nhiệt độ cao và phần lớn các loại xe công cộng bị hư hại, xe thu rác gần như ngừng hoạt động hoàn toàn và đó là lý do tại sao thành phố về cơ bản đang bên bờ thảm họa sinh thái.
"Hiện nay, 250.000 dân thường Lugansk - nhiều người về hưu và các gia đình có trẻ em không có tiền để rời thành phố hay và những người không biết đi đâu - đã trở thành con tin của tình hình hiện nay: mọi người buộc phải sống trong tình cảnh thường xuyên chứng kiến các vụ xung đột vũ trang, thực phẩm dần mất hút khỏi các cửa hàng và siêu thị, nhưng nơi vẫn đang hoạt động".
Có một vấn đề đặc biệt nóng ở thành phố này, đó là thiếu thuốc men. "Người dân không thể mua những loại thuốc cần thiết, chỉ vài hiệu thuốc còn hoạt động".
Đại diễn quỹ cộng đồng Donbass là Roman Korotenko tuyên bố tại trung tâm báo chí Novorossiya rằng Lugansk đã trở lại thời kỳ đồ đá. "Thực chất chúng tôi đang ở trong thời kỳ đồ đá - không điện, không nước, và thứ không thiếu là những đợt nã pháo không ngưng nghỉ của quân đội Ukraina. Điện chỉ có vài giờ mỗi ngày và hệ thống điện thường xuyên bị nã pháo".
Việc đi lại trong thành phố trong những ngày này cũng không khá hơn, Olga - người vừa từ Lugansk tới một nơi yên bình hơn là Kharkov nói. Người phụ nữ này cho hay, tại Lugansk, các cửa hàng chỉ mở vài giờ mỗi ngày và giá cả đã tăng vọt, không thể mua thuốc lá nhưng vẫn có thể mua thực phẩm.
Vào các buổi tối, mọi người thường tránh không ra ngoài. Các vụ tấn công và đụng độ là chuyện thường ngày.
Một cư dân khác tại Lugansk cho biết, tình hình đã có thay đổi, nhưng chỉ theo chiều hướng xấu đi.
Nhiều cư dân sống trong thành phố buộc phải trú ẩn dưới hầm. Hầu như mỗi nhà đều có hầm, nó giống như một căn hộ song ở dưới đất. Dân địa phương cho hay, họ không còn hy vọng.
- Hoài Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét