CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Ly kỳ chuyện Đạo Dừa tranh cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam ngồi giữa cặp ngà voi quý để vận động tranh cử Tổng thống.
Vào giữa thập niên 1960, tiếng tăm của Đạo Dừa đã vang khắp miền Nam, đặc biệt là vùng Tây Nam bộ và TPHCM, tín đồ kéo đến ngày một đông. Họ đã góp tiền ủng hộ xây dựng Nam Quốc Phật khá hoành tráng trên bãi bồi ngập nước của cồn Phụng. Và rồi “giáo chủ” Nguyễn Thành Nam tiếp tục gây chấn động miền Nam bằng việc ra tranh cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa vào năm 1967.
Liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ
Chính trường Sài Gòn biến động phức tạp suốt gần một năm rưỡi từ khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào tháng 11.1963. Chỉ trong hơn một năm mà trải qua 4 - 5 đời “quốc trưởng”, “thủ tướng”... Đến đầu tháng 6.1965, quyền lãnh đạo miền Nam lại rơi vào tay giới quân sự do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm “Quốc trưởng” và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm “Thủ tướng”. Cuối tháng 2.1967, Quốc hội Lập hiến soạn thảo xong và biểu quyết chấp thuận bản dự thảo Hiến pháp mới còn gọi là Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa.

Ngày 10.3.1967, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia duyệt bản dự thảo Hiến pháp lần chót và chấp thuận. Hiến pháp mới tôn trọng nguyên tắc phân quyền hơn, theo đó sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội Lập pháp và Tổng thống. Theo bản Hiến pháp ban hành ngày 1.4.1967, cuộc bầu cử sẽ chọn cả 2 ngành hành pháp (Tổng thống) và lập pháp (thượng và hạ viện). Cuộc bầu cử tháng 9.1967 chọn Tổng thống và thượng viện (60 nghị sĩ). Sau đó, vào tháng 10.1967, tiến hành bầu cử hạ viện (137 dân biểu).

Cuộc vận động tranh cử Tổng thống bắt đầu vào giữa năm 1967. Với vị thế đang có, dư luận cho rằng cả Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đều sẽ ra tranh cử chức vị Tổng thống, người này sẽ loại người kia. Xét về khả năng đắc cử thì Nguyễn Cao Kỳ cao hơn, vì là Thủ tướng đương nhiệm, ông nắm được guồng máy chính quyền từ trung ương xuống tới xã ấp toàn quốc, đồng thời được nhóm tướng tá trẻ đang nắm giữ những vị trí quyền lực then chốt ủng hộ. Trong khi đó, Nguyễn Văn Thiệu lại được lợi thế là dân miền Nam.

Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5.4.1923, tại xã Tân Hải, huyện Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận, trong một gia đình chủ đất nhỏ, sinh sống bằng nghề đánh cá ven biển. Hết lớp 9 ở quê nhà, ông lên Sài Gòn học nghề. Sau, ông vào học Trường Hàng hải ở Sài Gòn, rồi học Trường Võ bị Đà Lạt. Năm 1949, ông tốt nghiệp với quân hàm thiếu úy. Năm 1955, ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa, với quân hàm trung tá, chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt. Đến năm 1962, ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh, hàm đại tá. Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được phong hàm thiếu tướng. Khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền lãnh đạo chính quyền, ông được cử giữ chức Tham mưu trưởng, Tổng trưởng Quốc phòng. Năm 1965, ông được thăng trung tướng, rồi được bầu làm “Quốc trưởng”.

Còn Nguyễn Cao Kỳ sinh ngày 8.9.1930 tại thị xã Sơn Tây. Học ở Sơn Tây hết lớp 4, ông về Hà Nội vào học ở trường Bưởi. Nguyễn Cao Kỳ tham gia Quân đội Quốc gia Việt Nam năm 1952 và được đưa vào huấn luyện tại Trường sỹ quan trừ bị khoá I ở Nam Định. Sau đó, Nguyễn Cao Kỳ được chọn đi đào tạo tại Trường không quân Marrakech ở Maroc. Sau Hiệp định Genève, ông ở lại tham gia Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trở thành một trong những phi công và sĩ quan chỉ huy đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hoà.

Khi đảo chính 1963 nổ ra, ông đứng về lực lượng đảo chính, nắm quyền chỉ huy không quân, tạo áp lực buộc lực lượng trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm phải đầu hàng. Sau cuộc đảo chính, Nguyễn Cao Kỳ trở thành Tư lệnh không quân, mang hàm thiếu tướng. Ông được coi là thủ lĩnh của phe quy tụ các tướng trẻ. Sau sự thất thế của Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm và chính phủ 3 tháng của Phan Huy Quát, Nguyễn Cao Kỳ, qua dàn xếp của Hội đồng Quân lực, trở thành Thủ tướng.

Ban đầu, cả Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đều định ra tranh cử Tổng thống độc lập nhau. Thế nhưng, phe quân sự cho rằng nếu như thế thì khả năng cả Thiệu và Kỳ đều sẽ rớt, vì cả hai đều thuộc hệ quân sự, sẽ phải chia phiếu nhau. Cuối cùng, phe quân sự quyết định chỉ chọn một trong hai người ra tranh cử Tổng thống và Nguyễn Cao Kỳ có khả năng trở thành đại diện duy nhất của quân đội tham gia tranh cử Tổng thống nhờ sự ủng hộ từ hàng ngũ các tỉnh trưởng và các tướng lãnh. Tuy nhiên, cuối cùng Nguyễn Văn Thiệu lại trở thành đại diện phe quân sự, nhờ có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Nguyễn Cao Kỳ đã phải ôm hận khi chấp nhận tham gia liên danh tranh cử Thiệu - Kỳ với vai ứng viên Phó Tổng thống.




Đạo Dừa vận động tranh cử Tổng thống trước chợ Bến Thành - Sài Gòn.
Làm tổng thống 7 ngày

Sài Gòn tháng 7.1967 thật sôi động với các cuộc vận động tranh cử vào chức Tổng thống của hàng chục liên danh. Các phương tiện thông tin đại chúng, các đường phố đều được các liên danh tận dụng tối đa để thu hút cử tri. Không khí náo nhiệt, xô bồ ấy như càng thêm “sôi” lên khi bất ngờ xuất hiện một cái tên không ai ngờ tới tham gia tranh cử Tổng thống. Đó là Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. Trước đó, Đạo Dừa đã âm thầm gây thanh thế bằng những “chiêu” lạ, như vận động tín đồ mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế 3 tầng đưa về neo đậu bên Nam Quốc Phật, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa...

Nhiều đoàn khách, nhà báo được mời đến tiếp xúc với Nguyễn Thành Nam để nghe ông khoe mẽ giáo lý “hòa bình” của Đạo Dừa. Ngay sau đó, nhiều tờ báo trong và ngoài nước đã có bài viết đậm về Đạo Dừa và “giáo chủ” Nguyễn Thành Nam. Nhiều tờ báo Nhật Bản, phương Tây không ngần ngại đưa hình Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam lên trang nhất.

Bước tiếp theo, Đạo Dừa cho các “đệ tử” ở Sài Gòn vận động một chủ nhà thuốc nổi tiếng ở Chợ Lớn tìm mua biếu ông cặp ngà voi dài 1,8m, nặng 45kg, chu vi nơi lớn nhất 0,5m - là cặp ngà voi lớn và quý nhất miền Nam lúc đó, cho đến nay vẫn giữ ngôi vị kỷ lục này. Đạo Dừa ngồi giữa hai chiếc ngà voi chụm đầu vào nhau, cho mời báo chí tới chụp ảnh đưa tin, hình ảnh của ông trong vị thế “quân vương” xuất hiện đầy trên các báo. Nhiều tờ báo giật tít lớn trên trang nhất, loan tin Đạo Dừa ra tranh cử Tổng thống với vị thế của một “giáo chủ”.

Bước tiếp theo, Đạo Dừa quyên góp các tín đồ số tiền 50 triệu đồng để nộp vào Ủy ban bầu cử theo qui định. Đạo Dừa đã cho đoàn xe lam chở mình cùng 9 cần xé tiền (tổng cộng 50 triệu đồng) có tiền hô hậu ủng, múa lân đưa đón, cờ xí rợp trời về thẳng Sài Gòn.

Để hình dung số tiền ấy lớn thế nào, ta cần biết lúc ấy giá vàng ở Sài Gòn khoảng 5 ngàn đồng/lượng, tức số tiền trên tương đương 10 ngàn lượng vàng. Nếu đúng đó là tiền thật, thì lực lượng tín đồ của Đạo Dừa quả là rất đông, gồm nhiều người giàu có mới có thể quyên góp được số tiền lớn ngần ấy. Người viết nói “nếu đúng đó là tiền thật”, bởi vì lúc đó có dư luận cho rằng 50 triệu đồng chứa trong 9 cần xé của Đạo Dừa toàn là tiền giả, cụ thể là tiền vàng mã. Chuyến đi của Đạo Dừa và các đệ tử về Sài Gòn khá rầm rộ.

Đạo Dừa là người tây học, biết cách sử dụng truyền thông, chuyến đi của ông về Sài Gòn vận động tranh cử được các báo đưa tin rất đậm. Cảnh Đạo Dừa diễn thuyết trước chợ Bến Thành được nhiều báo đăng trang đầu với hàng tít “Làm tổng thống 7 ngày”. Nội dung vận động tranh cử của Đạo Dừa nói rất rõ: Nếu ông đắc cử tổng thống, trong 7 ngày ông sẽ đem lại hoà bình cho nước Việt, sau đó ông “từ chức” và trở về con đường tu hành.

Lúc đó, cũng có tờ báo thuật lại rằng, khi đoàn xe chở tiền của Đạo Dừa từ Mỹ Tho về Sài Gòn, đã bị chặn lại ở Phú Lâm, cảnh sát lục soát các cần xé thì thấy toàn tiền giả. Không biết thực hư câu chuyện ấy thế nào, chỉ có điều chắc chắn rằng, Đạo Dừa sau đó đã không có tên trong danh sách gút lại cuối cùng 11 liên danh tranh cử Tổng thống. Cũng có dư luận cho rằng, Đạo Dừa không được đưa vào danh sách tranh cử vì không tìm được người cùng “liên danh”, để làm Phó Tổng thống nếu ông trúng cử.

Cuối cùng, trong lần bầu cử năm 1967, liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ thắng trong cuộc bầu cử với tỷ lệ không áp đảo 34,8%. Về nhì là Trương Đình Dzu -Trần Văn Chiêu (17%). Hạng ba và tư là Phan Khắc Sửu - Phan Quang Đán (13%) và Trần Văn Hương - Mai Thọ Truyền (12%). Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam thất vọng với “mạng đế vương”, quay trở về cồn Phụng tiếp tục ngồi thiền tịnh suốt ngày đêm trên đài cao.

Kỳ tiếp: Những tín đồ cuối cùng của Đạo Dừa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét