CSIS cho rằng, Washington cần phải cứng rắn hơn và tập trung vào hai việc: Thiết lập cơ sở pháp lý để bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh và gia tăng sự hiện diện quân sự trong vùng.
Ảnh minh họa |
Theo RFI, trong hai ngày, 10 - 11/07/2014, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược - CSIS - đã tổ chức một cuộc hội thảo về Biển Đông và sau đó cho công bố một tài liệu 22 trang với tựa đề: "Xu hướng gần đây tại Biển Đông và chính sách của Mỹ".
CSIS là một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính quyền Obama thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á.
Sau khi nhắc lại các sự kiện trong năm qua, như các vụ đối đầu nguy hiểm giữa tàu bè Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, vụ Manila kiện Bắc Kinh lên tòa án trọng tài quốc tế, việc Mỹ ký Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines, các chuyên gia của CSIS cho rằng, Washington cần phải cứng rắn hơn và tập trung vào hai việc: Thiết lập cơ sở pháp lý để bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh và gia tăng sự hiện diện quân sự trong vùng.
Kể từ khi Washington thông báo chính sách xoay trục sang Châu Á, Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ trung lập trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và nhấn mạnh đến việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải.
Với vụ Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, Washington bắt đầu hướng tới việc bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Do vậy, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ thiết lập một bản đồ các tranh chấp trong vùng, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa chồng lấn giữa các nước duyên hải, các quyền hàng hải của những hòn đảo đang có tranh chấp.
Mặt khác, CSIS kêu gọi ngưng tất cả các hoạt động xây dựng, san lấp, tại những khu vực đang có tranh chấp. Hoa Kỳ và Philippines lo ngại là Trung Quốc tiến hành các hoạt động này trong quần đảo Trường Sa nhắm biến các bãi đá thành đảo, thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ.
Trước thái độ hung hăng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, CSIS chủ trương là Hoa Kỳ đẩy mạnh sự hiện diện về quân sự trong vùng qua việc gia tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam và Philippines.
Các chuyên gia CSIS cho rằng cần phải xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí cho Hà Nội, qua đó hỗ trợ Việt Nam trở thành "một vật cản khả tín chống lại sự hung hăng của Trung Quốc".
Ngày 17/06 vừa qua, ông Ted Ossius, người vừa được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam, đã phát biểu tại Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng không có lúc nào thuận lợi hơn năm nay do việc Việt Nam muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ.
Theo CSIS, Hoa Kỳ cần tuyên bố rõ ràng là sẽ tự xem xét nghĩa vụ của mình để thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung, được ký với Philippines, nếu Trung Quốc có các hành động nhắm trực tiếp vào binh sĩ Philipines hoặc gây tổn hại cho lực lượng này, ở Thái Bình Dương và các quần đảo trong vùng.
Tài liệu kêu gọi Mỹ dựa vào Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines để phát triển căn cứ quân sự tại vịnh Oyster, trên đảo Palawan, và qua đó, triển khai ngay lập tức binh sĩ Mỹ ở Biển Đông.
Cuối cùng, CSIS ủng hộ việc thiết lập thêm các cơ sở do thám trong khu vực nhằm giám sát tình hình trong toàn bộ vùng biển này.
Đối với CSIS, để răn đe có hiệu quả các hành động hung hăng của Trung Quốc, thì cần làm cho Bắc Kinh hiểu được là họ sẽ "phải trả giá".
Trung Quốc và một số chuyên gia thân Bắc Kinh phê phán tài liệu này và cho rằng các khuyến cáo của CSIS có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Trong khi đó, nhiều nhà phân tích khác nhấn mạnh là sự mềm yếu, lưỡng lự của Hoa Kỳ càng khuyến khích Trung Quốc hung hăng và gây nghi ngờ về cam kết của Washington trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh và đối tác, cũng như cho tự do an toàn hàng hải trong vùng.
Tài liệu của CSIS về chính sách của Mỹ ở Biển Đông được coi là bán chính thức. Theo một số nguồn tin, có thể Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nêu nội dung bản báo cáo này nhân Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), được tổ chức vào ngày 10 tháng tại Myanmar.
CSIS là một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính quyền Obama thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á.
Sau khi nhắc lại các sự kiện trong năm qua, như các vụ đối đầu nguy hiểm giữa tàu bè Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, vụ Manila kiện Bắc Kinh lên tòa án trọng tài quốc tế, việc Mỹ ký Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines, các chuyên gia của CSIS cho rằng, Washington cần phải cứng rắn hơn và tập trung vào hai việc: Thiết lập cơ sở pháp lý để bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh và gia tăng sự hiện diện quân sự trong vùng.
Kể từ khi Washington thông báo chính sách xoay trục sang Châu Á, Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ trung lập trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và nhấn mạnh đến việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải.
Với vụ Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, Washington bắt đầu hướng tới việc bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Do vậy, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ thiết lập một bản đồ các tranh chấp trong vùng, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa chồng lấn giữa các nước duyên hải, các quyền hàng hải của những hòn đảo đang có tranh chấp.
Mặt khác, CSIS kêu gọi ngưng tất cả các hoạt động xây dựng, san lấp, tại những khu vực đang có tranh chấp. Hoa Kỳ và Philippines lo ngại là Trung Quốc tiến hành các hoạt động này trong quần đảo Trường Sa nhắm biến các bãi đá thành đảo, thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ.
Trước thái độ hung hăng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, CSIS chủ trương là Hoa Kỳ đẩy mạnh sự hiện diện về quân sự trong vùng qua việc gia tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam và Philippines.
Các chuyên gia CSIS cho rằng cần phải xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí cho Hà Nội, qua đó hỗ trợ Việt Nam trở thành "một vật cản khả tín chống lại sự hung hăng của Trung Quốc".
Ngày 17/06 vừa qua, ông Ted Ossius, người vừa được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam, đã phát biểu tại Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng không có lúc nào thuận lợi hơn năm nay do việc Việt Nam muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ.
Theo CSIS, Hoa Kỳ cần tuyên bố rõ ràng là sẽ tự xem xét nghĩa vụ của mình để thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung, được ký với Philippines, nếu Trung Quốc có các hành động nhắm trực tiếp vào binh sĩ Philipines hoặc gây tổn hại cho lực lượng này, ở Thái Bình Dương và các quần đảo trong vùng.
Tài liệu kêu gọi Mỹ dựa vào Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines để phát triển căn cứ quân sự tại vịnh Oyster, trên đảo Palawan, và qua đó, triển khai ngay lập tức binh sĩ Mỹ ở Biển Đông.
Cuối cùng, CSIS ủng hộ việc thiết lập thêm các cơ sở do thám trong khu vực nhằm giám sát tình hình trong toàn bộ vùng biển này.
Đối với CSIS, để răn đe có hiệu quả các hành động hung hăng của Trung Quốc, thì cần làm cho Bắc Kinh hiểu được là họ sẽ "phải trả giá".
Trung Quốc và một số chuyên gia thân Bắc Kinh phê phán tài liệu này và cho rằng các khuyến cáo của CSIS có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Trong khi đó, nhiều nhà phân tích khác nhấn mạnh là sự mềm yếu, lưỡng lự của Hoa Kỳ càng khuyến khích Trung Quốc hung hăng và gây nghi ngờ về cam kết của Washington trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh và đối tác, cũng như cho tự do an toàn hàng hải trong vùng.
Tài liệu của CSIS về chính sách của Mỹ ở Biển Đông được coi là bán chính thức. Theo một số nguồn tin, có thể Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nêu nội dung bản báo cáo này nhân Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), được tổ chức vào ngày 10 tháng tại Myanmar.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét