Hoán cải những máy bay chiến đấu MiG-21 đã hết niên hạn phục vụ trở thành tên lửa hành trình đối đất là một ý tưởng rất đáng để cân nhắc.
Như đã từng đề cập, trong năm 2015 những “Cánh én bạc” MiG-21 hiển hách chiến công sẽ dần phải rút lui vào hậu trường do đã trải qua một thời gian quá dài sử dụng để nhường chỗ cho những thế hệ tiêm kích mới hiện đại hơn.
MiG-21 Bis đã ngừng hoạt động của Trung đoàn 931 - Sư đoàn 371 |
Tuy nhiên, Không quân Việt Nam không loại biên hoàn toàn mà vẫn đưa vào niêm cất một số MiG-21 còn có thể hoạt động, để khi cần thiết chúng có thể được gọi “động viên” trở lại.
Nhưng do đã quá cũ và lạc hậu, thời gian dự trữ bay không còn được bao lâu nên nếu có quay lại phục vụ, MiG-21 cũng khó có thể đảm trách nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn như thiết kế. Vậy chức năng nào tỏ ra phù hợp nhất với những "Cánh én bạc" đã mỏi?
MiG-21 Bis được đưa vào niêm cất dài hạn |
Một phương án đã được nhiều quốc gia áp dụng đó là biến chúng trở thành những quả tên lửa hành trình tấn công mặt đất, do cấu trúc khí động học máy bay tiêm kích hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của các phi vụ tấn công cảm tử kiểu Kamikaze.
Tất nhiên ngày nay với những hệ thống điều khiển tối tân thì không còn cần thiết phải hi sinh con người nữa, mà công việc sẽ do máy tính với thiết bị dẫn đường chính xác đảm nhiệm.
Một chiếc tiêm kích cũ còn bảo đảm vài giờ bay an toàn, nếu tháo bỏ ghế phóng, bàn điều khiển để lấy không gian trống chứa thuốc nổ và lắp đặt hệ thống dẫn đường thì sẽ được một quả tên lửa hành trình có tầm bắn xa, mang theo đầu đạn lớn và tính cơ động tốt.
Dưới đây là một số dự án hoán cải máy bay chiến đấu cũ hết niên hạn sử dụng thành tên lửa hành trình đối đất điển hình.
Máy bay huấn luyện - chiến đấu L-29 của Iraq |
Tạp chí quân sự Jane’s số ra ngày 4/1/1999 cho biết, trong thời kỳ Chiến tranh vùng Vịnh, Iraq đã có kế hoạch hoán cải nhiều máy bay huấn luyện - chiến đấu Aero L-29 cũ thành UAV có khả năng mang đầu đạn sinh hóa.
Tuy nhiên dự án này đã không được triển khai trên quy mô rộng vì nhiều lý do khác nhau.
Một chiếc J-5 không người lái cất cánh |
Trung Quốc có số lượng khổng lồ máy bay chiến đấu lạc hậu đã hết hạn sử dụng gồm các loại J-5/6/7. Khi “rút lui vào hậu trường”, một lượng lớn tiêm kích loại này đã được hoán cải thành UAV mục tiêu phục vụ cho tập trận phòng không.
Bên cạnh chức năng làm bia bay, nhờ khả năng cơ động tốt ở độ cao thấp, một chiếc J-5 có thể mang 1.000 kg thuốc nổ đi xa 1.000 km nếu được lắp thêm 2 thùng dầu phụ, đây là một chỉ số quân sự rất đáng chú ý.
Một chiếc J-7 không người lái cất cánh |
Thông số trên còn đáng sợ hơn nếu đối tượng hoán cải là một chiếc tiêm kích siêu âm J-7 có tốc độ Mach 2 và tầm hoạt động 1.200 km
Nếu được triển khai trên quy mô lớn, những UAV cảm tử này mặc dù khó có khả năng bay thấp luồn lách bám địa hình như tên lửa hành trình thực thụ, nhưng chúng sẽ vẫn là cơn ác mộng đối với bất cứ hệ thống phòng không nào.
Ngoài việc thu hút hỏa lực đối phương để các tên lửa hành trình hiện đại có nhiều hơn cơ hội tiếp cận mục tiêu, không ai dám bảo đảm rằng có thể đánh chặn toàn bộ số tiêm kích không người lái này.
Nếu không may, chỉ cần để lọt 1 chiếc duy nhất cũng có thể dẫn đến kết quả là cái giá phải trả rất đắt.
Do đó, tận dụng tiêm kích đã hết niên hạn phục vụ làm tên lửa hành trình đối đất, mà cụ thể ở đây là hoán cải MiG-21 nghỉ hưu như một số quốc gia đã từng làm là một ý tưởng có thể cân nhắc, giúp Việt Nam có thêm vũ khí bảo vệ chủ quyền khá lợi hại với chi phí rất thấp.
theo Đại Lộ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét