Khu trục hạm Harbin mang tên lửa hành trình của hải quân TQ
Vào lúc căng thẳng dâng cao từ việc Trung Quốc (TQ) xây hàng loạt đảo nhân tạo trên Biển Đông, nhật báo Wall Streeet Journal đã đăng báo cáo đầu tiên về hải quân TQ kể từ năm 2009, vạch trần mưu bá chủ châu Á của TQ.
Trong báo cáo này, tình báo hải quân Mỹ vạch trần mưu bá chủ châu Á của TQ, với dự báo:
“Trong 10 năm tới, TQ sẽ hoàn tất cuộc chuyển mình từ một lực lượng hải quân ven bờ thành một lực lượng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quanh thế giới”.
Báo cáo của tình báo hải quân Mỹ (ONI) nêu năm 2014, TQ đã chiếm đất trên bảy đảo nhân tạo trong vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và “xem ra xây nhiều cơ sở lớn hơn, vốn có thể hỗ trợ cả hai mảng thực thi luật hàng hải cùng các hoạt động hải quân”.
ONI cũng báo cáo rằng các tàu khu trục mới của Hải quân Trung Quốc (NPLA) đã được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm (ASSM) có thể phóng thẳng đứng YJ-18, tức có thể giúp TQ tăng khả năng đe dọa tàu chiến Mỹ.
ONI nêu rõ 5 vấn đề sau
1-Lực lượng tuần duyên và bảo vệ an ninh biển QT nay lớn hơn lực lượng của Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại.
Từ năm 2012 đến 2015, lực lượng này của TQ sẽ có thêm 50 tàu chiến, tăng 25 % tổng lực lượng.
2-Từ năm 2013 đến 2014, TQ hạ thủy nhiều tàu hải quân hơn bất kỳ các nước nào khác, và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015-2016.
3-Tầm bay của ASSM của NPLA đang tăng lên. Khu trục hạm mới nhất của TQ thuộc lớp Luyang III có thể trang bị ASSM YJ-18.
Tên lửa ASSM này có thể “đặt ra những thách thức độc nhất vô nhị cho hệ thống phòng không của tàu chiến Mỹ và đồng minh”, theo Andrew Erickson của Trường hải chiến Mỹ.
4-Lực lượng tàu ngầm TQ hiện có 5 chiến tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân,4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể gắn đầu hạn hạt nhân, và 57 tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel.
Đến năm 2020, lực lượng tàu ngầm NPLA có thể tăng lên hơn 70 chiếc.
5-Theo báo cáo, NPLA sẽ sớm giữ vai trò trung tâm trong nhiệm vụ ngăn chặn hạt nhân của TQ, mở nhiều cuộc tuần tra bằng tàu ngầm mang tên lửa ICBM.
Báo cáo viết: “Khi chúng ta nhìn vào thập niên tới, việc sử dụng tàu sân bay, tàu ngầm mang ICBM, và tiềm năng có tàu đổ bộ lớn sẽ làm thay đổi đáng kể cách hoạt động của NPLA và sẽ thu hút sự quan tâm của thế giới”.
Vẫn theo ONI, chiến lược lập thế tối thượng của hải quân ở châu Á sẽ không làm các nước láng giềng hài lòng.
Bắc Kinh đang muốn chứng tỏ rằng họ đang đến ở vị thế mộtsiêu cường châu Á, buộc các nước láng giềng phải e dè, bằng cách TQ xây dựng căn cứ trên Biển Đông và thậm chí ở Ấn Độ Dương.
Và TQ đang thực hiện một chiến lược cẩn thận nhưng nguy hiểm ngay trong khu vực, bằng cách lén lút xây dựng sự hiện diện quân sự ở gần Việt Nam, Nhật Bản, Philippines và vùng “sân sau” chiến lược của Ấn Độ.
Hành động lén lút này nhằm không gây ra những cuộc khủng hoảng vốn có thể gây hậu quả phũ phàng cho sự ổn định trong nước, hoặc cho uy tín quốc tế của Bắc Kinh.
Báo cáo của ONI đã giải thích TQ dùng hải quân để thực hiện âm mưu. Sức mạnh NPLA là phần cốt tử trong kế hoạch của các lãnh đạo Bắc Kinh nhằm khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên, kiểm soát các tuyến hàng hải, đồng thời đương đầu với sự hiện diện quân sự của Mỹ, Nhật và Ấn vốn ngày càng tăng tại khu vực.
NPLA thi hành kế hoạch này một cách lặng lẽ, nhằm không gây ra căng thẳng chính trị hoặc leo thang quân sự mà rất có thể không kiểm soát được.
Đáp án cho mục tiêu tránh gây căng thẳng hoặc leo thang này là hiện đại hóa hải quân để có khả năng hoạt động xa khỏi bờ biển TQ.
ONI viết kết luận: “Về lâu dài, Bắc Kinh muốn thực hiện các hoạt động hải quân xa bờ. NPLA muốn có một lực lượng chiến đấu hiện đại có khả năng hoạt động ở vùng biển sâu để NPLA có thể tăng khả năng hoạt động xa khỏi bờ cõi TQ”.
Năm 1987, môt chỉ huy NPLA đã nói đến “phòng thủ xa bờ”, một ý tưởng về một lực lượng hải quân đủ mạnh có thể bảo vệ an ninh của TQ, mà TQ không phải sa lầy vào những cuộc xung đột liều lĩnh hoặc tốn kém.
Trần Trí (theo The Wall Street Journal)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét