CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Sự quá quắt của Mỹ đang đẩy Đức thành đồng minh của Nga

dong minh


Trong các nước châu Âu phải tham gia lệnh trừng phạt Nga do Mỹ khởi xướng, Đức là nước có thái độ bất mãn nhất vì họ bị ảnh hưởng nặng nề. Ngược lại, Mỹ và đồng minh Anh muốn duy trì lệnh này vì họ không làm ăn với Nga và muốn dùng chuyện này hãm hại luôn nền kinh tế Đức.
Theo thăm dò của Phòng Thương mại Đức-Nga, 72 trong số 200 doanh nghiệp tham gia khảo sát vào cuối năm ngoái dự kiến sẽ hủy bỏ các dự án làm ăn do tình hình ở Nga. Và 58% nói rằng họ đã bị tổn thương bởi các biện pháp trừng phạt được phương Tây áp đặt lên Nga hồi tháng 3 năm ngoái.

Thiệt hại lớn nhất của doanh nghiệp Đức tại Nga hồi cuối năm là tập đoàn hóa chất BASF phải hủy bỏ một thỏa thuận với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Nhà bán lẻ Đức Metro hoãn việc mở rộng thị trường tại Nga, công ty dược phẩm Fresenius cũng vậy.
Nhưng khổ nhất là xe hơi, xương sống của nền công nghiệp Đức. Các nhà sản xuất xe hơi Opel và Volkswagen đang đóng băng, thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoạt động Nga. Các công ty khác như BMW, Mercedes và Ford sản xuất xe tại Đức cũng chịu thiệt hại. Tính riêng ngành công nghiệp xe, Đức mất 15 tỷ euro trong doanh số bán hàng ở Nga sau khi có lệnh trừng phạt.
Kể từ năm 1992 có hơn 6.000 công ty Đức thiết lập hoạt động ở Nga, nơi đã trở thành thị trường lớn cho xe ô tô, dược phẩm và máy móc của Đức. Đức là đối tác thương mại nước ngoài lớn thứ ba của Nga chỉ sau Trung Quốc và Hà Lan. Do đó, khi Nga bị hắt hơi thì Đức cũng xổ mũi.
Vì thiệt hại của Đức trong chiến dịch bao vây Nga quá lớn nên ngay lúc này, nội bộ Berlin cũng đang xáo xào. Vào đêm trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU tuần trước ở Brussels, bà thủ tướng Angela Merkel cho biết biện pháp trừng phạt sẽ duy trì nếu Nga vẫn tiếp tục vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Đây là cách nói nhẹ hơn so với kiểu nói không dỡ bỏ lệnh chừng nào tình hình chưa tiến triển.
Ngược lại, ngoại trưởng Frank-Walther Steinmeier, người đảng Dân chủ Xã hội (SPD) – liên minh thành lập chính phủ với đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức (CDU) của bà Markel, đã cảnh báo rằng gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế Nga có thể tạo phản ứng dữ dội.
"Bất cứ ai tin rằng buộc Nga quỳ gối bằng các đòn kinh tế đều là sai lầm và sẽ dẫn đến khủng hoảng an ninh ở châu Âu", ông Steinmeier tuyên bố trên tạp chí Spiegel vài ngày trước.
Lãnh đạo đảng SPD, Sigmar Gabriel cũng đã nói một cách dứt khoát rằng ông chống lại việc tăng cường biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Và khi giá dầu giảm cũng đe dọa Nga chịu suy thoái trong năm 2015, điều đó tác động tiêu cực cho nền kinh tế của Đức. Người Đức đang nghĩ rằng Mỹ chống Nga cũng tranh thủ phá luôn kinh tế Đức và họ vô tình đã trở thành đồng minh của Nga trong việc đòi Mỹ xem lại chính sách hiện giờ.

    Anh Tú (theo Local.de)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét