Khủng hoảng ở Ukraine còn kinh khủng hơn nhiều so với vụ khủng bố ở Paris |
Người phương Tây có câu “một con bướm tại Nam Mỹ vỗ cánh cũng có thể tạo một cơn bão tại Nam Mỹ” là mượn chuyện khí động học để ví von rất hay về hiệu ứng domino. Huống chi một vụ khủng bố kinh hoàng thì hiệu ứng nó tạo ra sẽ lớn hơn nhiều so tiếng vỗ cánh của loài bướm.
Khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga, tạo không khí thù địch với Nga, thậm chí là sẵn sàng chạy đưa vũ trang thì không ít người dân Pháp hay Anh ủng hộ hành động của chính phủ mà không nghĩ ngợi nhiều. Họ chỉ nghĩ đơn giản là “Nga sai thì cần trừng phạt” và không hề nghĩ rằng điều đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường ngày.
Còn giờ thì khác. Sau vụ khủng bố Paris, nơi an ninh luôn được coi trọng thì xu thế của người dân Tây Âu là mong muốn hòa bình, sợ hãi chiến tranh. Họ không còn muốn châu Âu rơi vào bất ổn, chết chóc và máu me nữa. Vào lúc này, tâm lý châu Âu là muốn xích lại với Nga để giải quyết 2 điểm.
Thứ nhất là cùng Nga tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố vì hoạt động này chỉ có thể tiến hành đồng bộ và hợp tác chặt chẽ. Thứ hai và quan trọng hơn là giảm nhiệt căng thẳng với Nga để tháo ngòi nổ chiến tranh đang đè nặng châu Âu suốt nhiều tháng qua.
Nếu hỏi một người dân Pháp hay Đức nghĩ gì về việc NATO triển khai xe bọc thép gần biên giới Nga thì họ sẽ trả lời thế nào? Một tháng trước, không ít người Pháp có thể nói “NATO muốn làm gì thì kệ họ” nhưng giờ thì chắc đa phần sẽ nói: “NATO không nên căng thẳng với Nga, chúng tôi muốn hòa bình”.
Không phải vô cớ mà Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi Nga cùng hợp tác ngay sau vụ khủng bố ở Paris. Stoltenberg nói Nga "nên là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố" và lý giải: "Đó là lý do chúng tôi vẫn phấn đấu cho một mối quan hệ nhiều hơn và mang tính xây dựng với Nga. Điều quan trọng là Nga vẫn là hàng xóm lớn nhất của Châu Âu".
Suốt gần 1 năm qua, kể từ khi Nga sát nhập bán đảo Crimea qua một cuộc trưng cầu dân ý, NATO luôn cứng nhắc với Nga và nói không trước các đề nghị hợp tác chống khủng bố với Nga. Còn giờ, chính ông Stoltenberg lại ngỏ lời khi phát biểu ở Berlin.
Stoltenberg là người Na Uy, một đất nước thanh bình. Có lẽ Stoltenberg cũng không muốn Na Uy rơi vào vòng xoáy chiến tranh như thế chiến lần 2 nữa. Vậy còn cách nào khác là cần hợp tác với Nga để thao ngòi nổ chiến tranh ở châu Âu. Cần nhớ, trong 2 thế chiến, châu Âu đã bị tàn phá nặng nề trong khi Mỹ không chịu một quả bom nào. Người châu Âu nên tự tháo bom cho mình trước khi chờ Mỹ đến tháo.
Anh Tú (theo Itar Tass)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét