Tổng thống Czech, Thủ tướng Áo, Ba Lan, và truyền thông phương Tây bắt đầu lên tiếng chỉ trích chính quyền Kiev và bộ mặt thật của Mỹ
Thủ tướng thích chiến tranh
Tờ nhật báo Pravo tại Cộng hòa Czech đã có cuộc phỏng vấn với Tổng thống Milos Zeman về vấn đề Ukraine. Theo đó, Tổng thống Czech đã gọi Thủ tướng Arseny Yatsenyuk của chính quyền Kiev là "Thủ tướng thích chiến tranh."
“Từ những tuyên bố của Thủ tướng Yatsenyuk, tôi cho rằng ông ấy là vị “Thủ tướng thích chiến tranh” bởi dưới sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU), ông Yatsenyuk không muốn có một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine” - Ông Zeman cho biết.
Theo ông Zeman, Thủ tướng Yatsenyuk muốn giải quyết cuộc chiến tại miền đông Ukraine “bằng vũ lực”. Ngoài ra, những chính sách hiện thời của giới chức Kiev mang tính “hai mặt”. Mặt thứ nhất thuộc về Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, nhân vật “đang muốn trở thành con người của hòa bình”. Mặt thứ hai là Thủ tướng Yatsenyuk, người nhất quyết theo đuổi chính sách đối đầu với lực lượng ly khai tại miền đông Ukraine.
Thủ tướng Yatsenyuk thị sát một đơn vị công binh của quân đội Ukraine ở tiền tuyến với người ly khai |
Tổng thống Cộng hòa Czech còn nhấn mạnh, ông không tin rằng cuộc đảo chính hồi tháng 2/2014 nhằm lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovich, là một cách mạng dân chủ.
“Maidan không phải là một cuộc cách mạng dân chủ và tôi tin rằng Ukraine đang sa vào một cuộc nội chiến”, ông Zeman nhận định.
Czech là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU), bản thân quốc gia này cũng chịu nhiều thiệt hại từ việc tham gia vào các lệnh trừng phạt kinh tế Nga và đòn trả đũa kinh tế của Moscow. Tuy nhiên, những gì mà người đứng đầu nước Cộng hòa này nói thì Czech không tán thành cách mà Kiev điều hành và giải quyết các vấn đề của đất nước.
Điều đó cũng cho thấy nội bộ EU đã xuất hiện vết nứt bất đồng khi chia thành hai trường phái, một kịch liệt chống đối Nga, tìm những biện pháp để hỗ trợ cho chính quyền Ukraine chống Nga. Còn phía bên kia, nhiều thành viên cho rằng Ukraine không đáng để nhận sự giúp đỡ từ EU.
Các lãnh đạo EU nói gì?
Đồng quan điểm với Tổng thống Czech, Nữ Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz đã phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh mùa Đông của EU rằng quốc gia này không ủng hộ những gì mà Ukraine đang theo đuổi, cũng như kiên quyết không tán thành những khả năng hỗ trợ tài chính, quân sự cho Kiev.
"Nhìn vào kế hoạch mà những nhà lãnh đạo Kiev đưa ra thì Ukraine đang có những bước đi mà đích đến không phải để giải quyết những mâu thuẫn quốc gia. Họ đang làm tình hình xấu đi và khó có biện pháp giải quyết nào ngoài chiến tranh với những người ly khai." - Bà Kopacz nói.
Chính quyền Kiev được dựng lên từ những cuộc bạo loạn đường phố, từ máu, bom xăng, lật đổ, đảo chính... dưới sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây |
Tiếp đến, bà Kopacz cũng chỉ trích: "Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk không đưa ra được những kế hoạch ổn định kinh tế cho phù hợp, và tất nhiên, chúng ta (EU) không thể hỗ trợ kinh phí cho những kế hoạch khó hiểu như thế."
Chỉ trích các quyết định bãi bỏ quy chế trung lập, dọn đường tham gia vào tổ chức quân sự NATO của Kiev, Thủ tướng Áo Werner Faymann cho biết: "Ukraine cần trở thành một nhà nước liên bang với vị thế chính trị quân sự trung lập. Củng cố vị thế trung lập này mới là chiến thắng của quyền lực mềm châu Âu."
Còn truyền thông phương Tây cũng có không ít những chỉ trích cách điều hành đất nước của Kiev. Trước thông tin Kiev bán hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước cho các quỹ tín dụng của Mỹ, hãng tin DW của Đức đã khẳng định đây là hành động "bán nước."
"Khủng hoảng nợ của một nhà nước thất bại trên thực tế chỉ có thể được giải quyết bằng cách bán tài sản cho nước ngoài. Đó là hình mẫu điển hình của sự chiếm đoạt, thường được sử dụng khi các chính phủ tham nhũng, bất tài dẫn dắt đất nước đi đến sụp đổ”.
Và hãng tin của Đức nhận định thêm: "Nội các của Ukraine được lập ra với mục đích lớn nhất là "bán đứt" quốc gia này."
Những nhận định đó của truyền thông phương Tây, và cũng là một trong những hãng tin lớn nhất thế giới hoàn toàn có thể diễn tả chính xác nhất bộ mặt thật của chính quyền Kiev - chính quyền được dựng lên từ bạo động đường phố, lật đổ, chiếm đoạt... dưới sự hậu thuẫn của phương Tây.
Đức lo sợ sự bất ổn của Nga
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild am Sonntag, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đã cảnh báo: "Bất kể ai có ý nghĩ trừng phạt để nhằm gây ra sự hỗn loạn kinh tế, chính trị cho Nga thì sẽ gây ra một tình huống nguy hiểm cho tất cả chúng ta (EU)."
Ông chỉ ra rằng, mục đích của các biện pháp trừng phạt đó là buộc Nga quay trở lại bàn đàm phán. "Những ai có ý định đẩy kinh tế và chính trị của nước Nga vào thế hỗn loạn đang theo đuổi những lợi ích hoàn toàn khác nhau", Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Đức bày tỏ.
Ông cáo buộc rằng, một số nhân vật đang muốn trông thấy nước Nga "kiệt quệ", tuy nhiên ông Gabriel nói rằng: "Đó không phải là sự bận tâm của nước Đức nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung. Chúng tôi muốn giúp giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine chứ không hề muốn đánh vào Nga", ông nói.
Ông Gabriel cũng nhấn mạnh, Nga là một cường quốc hạt nhân, và Nga sẽ không ngại sử dụng nó nếu họ cảm thấy bị đe dọa đến sự tồn vong.
|
- Đỗ Phong (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét