CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

U-crai-na: Càng gỡ càng rối

Dư luận từng kỳ vọng cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua có thể tạo ra được bước đột phá, giúp xoay chuyển tình thế và đưa U-crai-na thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Thế nhưng, việc hai nước CHND tự xưng ở miền Đông U-crai-na là Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ tẩy chay bầu cử và tiến hành các cuộc bầu cử riêng rẽ cho thấy những chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng trở nên phức tạp và sâu sắc hơn ở quốc gia Đông Âu này.


Cử tri vùng Đôn-bát đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử gây tranh cãi ngày 2/11. Ảnh: Internet.

Bị phía Đông ly khai tẩy chay, song cuộc bầu cử Quốc hội U-crai-na cuối cùng vẫn ra kết quả: Thân phương Tây. Kết quả này chắc chắn sẽ làm tăng thêm quyền lực của Ki-ép đối với phía Đông, song với những khuôn mặt mới thân phương Tây, liệu Quốc hội vừa được bầu có chấm dứt được thảm kịch của một đất nước bị lôi kéo giữa Nga và phương Tây hay không? Câu trả lời còn chưa chắc chắn bởi vẫn còn đầy rẫy những khó khăn và phức tạp.

Theo kết quả này, nhà cầm quyền U-crai-na có thể tăng cường rất mạnh quyền lực của mình, vãn hồi hòa bình ở phía Đông và khẳng định phương hướng châu Âu của nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô. Thế nhưng, để thực hiện được các mục tiêu này, trước mắt Tổng thống Pi-ốt Pô-rô-sen-cô phải nhanh chóng liên minh với một hay nhiều tổ chức thân phương Tây khác để thành lập một "đa số hợp hiến" cho phép ông thực hiện tiến trình hòa bình ở phía Đông và xúc tiến các biện pháp vực dậy một nền kinh tế đang bị suy thoái.

Chắc chắn những thách thức trong thời gian tới vẫn còn quá nhiều đối với những người thắng cử. Từ khi độc lập năm 1991, đất nước nằm ven bờ Biển Đen này đã là mảnh đất diễn ra các cuộc tranh giành địa chính trị giữa phương Tây và Nga mà mối quan hệ giữa họ với nhau, theo nhận định của Mát-xcơ-va, đang ở mức "chạm đáy". Giới phân tích cho rằng chừng nào quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây vẫn còn tiếp tục thì miền Đông U-crai-na vẫn còn là bãi chiến trường, thậm chí rất có thể sẽ đi tới chỗ tuyên bố độc lập cho vùng này và sẽ sáp nhập vào Nga giống như bán đảo Crưm.

Việc cử tri vùng Đôn-bát (gồm Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ) tham gia bầu cử trước thời hạn chính quyền nhân dân các cấp cho thấy những vùng đất tự coi mình là một nước mới đang dựng lên một tường thành ngăn cách với U-crai-na.

Cuộc bầu cử ngày 2-11 ở Đôn-bát, vốn được Nga ủng hộ bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Ki-ép và phương Tây, là dấu hiệu mới nhất làm gia tăng cảm giác rằng các khu vực do lực lượng đòi độc lập nắm giữ đã vĩnh viễn thoát khỏi sự kiểm soát của Ki-ép. Đa số mọi người đều cho rằng việc giành lại các thành phố mà lực lượng ly khai đang chiếm đóng tại Đôn-bát là điều quá sức đối với khả năng của quân đội U-crai-na. Lực lượng đòi độc lập không phải là một nhóm người rách rưới, họ bao gồm nhiều đơn vị và gộp thành một quân đội chính quy được trang bị vũ khí đầy đủ, cho dù Mát-xcơ-va luôn phủ nhận các cáo buộc của phương Tây rằng những đơn vị này thực tế chính là binh lính Nga. Cùng với một khu vực khác đã sáp nhập Nga là Crưm, nơi đồn trú của một số lượng lớn binh sỹ Nga, việc khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của U-crai-na càng trở nên khó khăn hơn.

Mặc dù các cuộc bầu cử được tiến hành ở Đôn-bát cho thấy Ki-ép “bất lực” trước lực lượng đòi độc lập, song Chính phủ U-crai-na không phải không có phương án gì. Tuy nhiên, vấn đề là những phương án ấy đều tồi tệ.

Tổng thống Pi-ốt Pô-rô-sen-cô: Ki-ép không công nhận cuộc bầu cử tại CHND tự xưng Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ. Ảnh: RIA-Novosti

Hiện đang nổi lên một cách tiếp cận cực đoan là U-crai-na sẽ từ bỏ toàn bộ các khu vực ủng hộ Nga. Tuy nhiên, chỉ có “một bộ phận nhỏ dân chúng” ủng hộ một “nền hòa bình tồi tệ”, theo đó sẽ từ bỏ một số vùng lãnh thổ cho Nga, còn đa số ủng hộ việc tiếp tục chiến đấu. Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Chính phủ U-crai-na đang chuẩn bị cắt bỏ một số mối quan hệ với miền Đông đó là, gần đây, một số quan chức cấp cao đề xuất cắt nguồn cung khí đốt tới các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của phe đòi độc lập. Nếu điều này xảy ra, lực lượng ly khai sẽ tìm tới Nga để nhờ trợ giúp.

Vừa qua, nột quan chức an ninh hàng đầu của Ki-ép, yêu cầu giấu tên, nói với hang tin AFP rằng: “Chúng tôi không thể từ bỏ Đôn-bát. Chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể để khôi phục chủ quyền của mình tại khu vực này, tuy nhiên hiện nay chúng tôi chưa thể làm điều đó”. Cách nói như vậy cho thấy dường như U-crai-na có thể sẽ tạo ra một “cuộc xung đột đóng băng” khác, vốn đã được thực hiện tại các khu vực địa chính trị lân cận và mặt tích cực duy nhất của việc “đóng băng” xung đột là chiến tranh được hạ xuống mức thấp nhất.

Mặc dù vậy, điều khiến U-crai-na lo ngại nhất chính là lực lượng đòi độc lập lại muốn một cuộc chiến tranh nóng chứ không phải “đóng băng” xung đột. Các thủ lĩnh của lực lượng đòi độc lập ở miền Đông U-crai-na đã công khai nói về kế hoạch mở rộng vùng lãnh thổ họ kiểm soát tới cảng Ma-ri-u-pôn ở Biển Đen. Trong khi đó, rất nhiều chuyên gia cho rằng, việc tiếp tục chiến tranh tại Đôn-bát không phải là giải pháp thông minh bởi vấn đề quan trọng nhất với U-crai-na vào thời điểm hiện nay là hòa bình, hòa hợp và đoàn kết để vượt qua khó khăn. Sự có mặt của nhiều chính đảng khác nhau trong Quốc hội khóa mới không đảm bảo giúp điều hòa đời sống chính trị ở U-crai-na bởi ai dám chắc không xảy ra sự tranh giành quyền lực hay đấu đá lẫn nhau như đã từng diễn ra ở nước này.

Hơn nữa, việc giải quyết ổn thỏa quan hệ với Nga là vô cùng quan trọng với chính quyền Ki-ép. Thông tin về việc đang có sự "xích lại gần nhau" giữa hai nước sau cuộc gặp tại Mi-lan, I-ta-li-a, vừa qua qua giữa tổng thống hai nước vẫn chỉ là "mực trên giấy". Trong khi đó, khả năng giúp phục hồi nền kinh tế của U-crai-na trước mắt sẽ phụ thuộc vào khả năng của nước này nhập đủ khí đốt trước mùa Đông này để vận hành nền công nghiệp đang bị tê liệt. Hiện nay, người ta vẫn chờ đợi phản ứng của Nga. Trong khi đó, rõ ràng là Nga sẽ vẫn không chịu bó tay trước một U-crai-na đang ngày càng xích lại gần châu Âu. Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin sẵn sàng làm tất cả để ngăn chặn sự tồn tại ở biên giới của mình một đất nước U-crai-na thân châu Âu, nơi có thể sẽ có các căn cứ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). 

Trong bối cảnh hiện nay, U-crai-na cần một liên minh chính trị đoàn kết, thống nhất để vãn hồi hòa bình, chấm dứt cuộc xung đột "hao tiền tốn của" tại khu vực Đông Nam trong khi vẫn bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ và tiến tới cải cách sâu rộng nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc suy thoái nghiêm trọng hiện nay. Thế nhưng, tình hình U-crai-na hậu bầu cử đang cho thấy quốc gia này sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức mới, thậm chí phức tạp hơn.
Cẩm Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét