Sự thất vọng với chính quyền hiện nay đang tăng lên ở Ukraine, và sự phản đối đã tràn ra đường phố. Các chuyên gia mà phóng viên của RIA Novosti trao đổi cho rằng nếu Kiev không có những thay đổi quyết liệt trong vòng nửa năm tới thì sẽ gặp phải cuộc đảo chính mới, mà lần này là đảo chính quân sự.
Chiến thắng của Euromaiđan (Phong trào biểu tình trên quảng trướng Độc Lập ở Kiev của những người ủng hộ hội nhập ngay và sâu với châu Âu) đã không đáp ứng được hi vọng của người Ukraine. Đến mùa xuân 2015, chính quyền Kiev có thể phải đối mặt với “phong trào Maidan 3”, nhà phân tích của hãng tin RIA Novosti đánh giá. Tạm thời Kiev vẫn thành công khi hướng sự công phẫn của xã hội vào Nga, tuy nhiên ở Ukraine ngày càng xuất hiện nhiều hơn sự không hài lòng với chính phủ nước này.
Ví dụ, mấy trăm lính nghĩa vụ của Cận vệ Quốc gia, đã phục vụ tại ngũ 1,5 năm thay vì một năm, đã tiến đến tòa nhà của phủ Tổng thống đòi giải ngũ. Không dừng ở đó, những người tham gia cuộc tuần hành đông tám nghìn người nhân kỷ niệm thành lập UPA (Quân đội khởi nghĩa Ukraine– lực lượng quân sự của Tổ chức dân tộc cực đoan Ukraine do Bandera cầm đầu từng hợp tác với nước Đức phát xít chống Liên Xô ở Ukraine từ 1943 đến 1949) đã gây lôn xộn bên cạnh tòa nhà của Rađa Tối cao khi các đại biểu quốc hội đã không đưa vào chương trình nghị sự dự thảo luật công nhận thành viên của UPA là “chiến sĩ vì độc lập” của Ukraine.
Người biểu tình nhân kỷ niệm thành lập UPA đụng độ với cảnh sát Kiev. |
Bà Tishenko nói: “Sau Maidan vừa qua đã từng có và vẫn có những kỳ vọng hết sức lớn lao đối với các chính khách về khả năng hình thành hệ thống mới, nhưng những thay đổi không xảy ra, hoặc là xảy ra nhưng rất chậm, và điều đó không làm thỏa mãn các công dân của chúng ta”.
Theo bà Tishenko, hiện xã hội Ukraine tạm thời chưa thể hình thành lực lượng thay thế giai cấp chính trị hiện hành.
Giám đốc Trung tâm phát triển xã hội Igor Kharchenko cho rằng, nếu tầng lớp thượng lưu chính trị hiện nay không khắc phục được các thách thức, nó sẽ bị “những người mới” quét sạch. Ông Kharchenko cho rằng Kiev hiểu điều đó và “hết sức lo sợ phong trào Maidan 3”
RIA Novosti Ukraine trích dẫn lời của ông Kharchenko cho hay: “Chính quyền có nhiều nhất 6 tháng để thực hiện các thay đổi quyết liệt theo hướng tốt hơn. Nếu điều này không xảy ra, ngay mùa xuân 2015 tới sẽ phải chuẩn bị sẽ có bầu cử quốc hội trước thời hạn tiếp, bầu tổng thống”.
Theo ông Kharchenko, trong thời gian tới các lực lượng chính trị mới, không phải “dựa trên những gương mặt, mà là dựa vào tư tưởng” sẽ nắm lấy quyền lực.
Nhà chính trị học Ba Lan và cũng là giám đốc Trung tâm phân tích Địa chính trị châu Âu Mateush Piskorskiy nhận định: "Những người ủng hộ UPA ở Ukraine có thể dẫn tới Maidan mới và một lần thay đổi chính quyền nữa ở Kiev".
Trước đó hôm 14/10/2014, những đảng viên tích cực của đảng cấp tiến Right Sector, thành viên của tiểu đoàn Azov và những người ủng hộ chúng đã tổ chức diễu hành ở trung tâm Kiev nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội khởi nghĩa Ukraine. Họ đã đi dọc Kreshatik và Maiđan và dừng lại trên quảng trường Mikhailov, tiến hành cuộc mít tinh được cho phép.
Binh sĩ nghĩa vụ Ukraine biểu tình vì không được xuất ngũ đúng hạn. |
Nhà chính trị học Ba Lan cho rằng: “Nếu cứ tiếp diễn như thế này thì khủng hoảng kinh tế– xã hội mà Ukraine rơi vào– mà không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng này nếu các hoạt động chiến tranh ở Đông– Nam Ukraine do chính quyền hiện nay ở Kiev tiến hành không chấm dứt– thì tất cả những cái này nhất định sẽ dẫn đến Maidan thứ ba”.
Ông Piskorskiy nhắc, là Maidan thứ nhất đã đưa Victor Yushenko và Yuliya Timoshenko lên nắm quyền. Maidan thứ hai đã đưa ông Petro Poroshenko lên nắm quyền. “Maidan thứ ba … có thể sẽ đưa những kẻ cấp tiến của Right Sector lên nắm quyền”, ông Piskorskiy lo ngại.
Quân đội khởi nghĩa Ukraine được thành lập ngày 14/10/1942 theo quyết định của lãnh đạo Tổ chức những người dân tộc cực đoan Ukraine OUN. Mục đích của UPA được công bố là đấu tranh vì độc lập của Ukraine– cả đối với những người Bolshevich, cả với Đức. Tuy nhiên, ban lãnh đạo OUN không khuyến cáo “áp dụng chiến đấu với các lực lượng lớn của Đức”. Năm 1943, Quân đội khởi nghĩa Ukraine đã có thỏa thuận giữa đại diện của Đế chế thứ ba (của Hitle), là UPA sẽ bảo vệ đường sắt và cầu chống du kích Liên Xô, ủng hộ các biện pháp của chính quyền Đức chiếm đóng. Đổi lại Đức hứa cung cấp vũ khí và quân trang quân dụng cho các đơn vị của UPA, và trong trường hợp bọn phát xít thắng Liên Xô sẽ cho phép thành lập nhà nước Ukraine được nước Đức bảo hộ.
Nguyễn Vũ tổng hợp (Theo RIA Novosti)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét