CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Kỳ 63: Sai lầm của Mao Trạch Đông nhỏ hơn “ngón tay út“

Mao Trạch Đông và con trai Mao Ngạn Anh - người chết trận trong chiến tranh Triều Tiên
Mao Trạch Đông và con trai Mao Ngạn Anh - người chết trận trong chiến tranh Triều Tiên

Mao Trạch Đông xòe mười ngón tay trước mặt các đại biểu khẳng định quyết sách Đại tiến vọt của Mao đúng hết 9 ngón, chỉ có 1 ngón sai lầm.
Nghe Mao tự khen “9 ngón tốt đẹp”, không ai dám phản bác, dầu biết công xã nhân dân và bếp ăn tập thể của Mao gây nên nạn đói lớn. Từ các ủy viên Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, đến Bí thư tỉnh ủy, Tư lệnh các Quân đoàn hầu hết ngồi im. Riêng nguyên soái Bành Đức Hoài đứng lên, cãi lại:
- Đại tiến vọt sai từ gốc rồi. Biết sai mà không sửa sẽ làm giảm uy tín của Chủ tịch !.
Thế là, mọi người hiểu ngay, mười ngón tay Mao đều “có vấn đề”.
Là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên soái Bành Đức Hoài tổng hợp nhận định của 6 đại quân khu, để rút ra kết luận và cảnh báo Mao trước hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp ở Thượng Hải (tháng 4.1959):
- Nếu không gấp rút uốn nắn lại những sai lệch của chính sách Đại nhảy vọt sợ rằng không tránh khỏi ảnh hưởng đến sức mạnh của quân đội hiện nay.
Mao lúng túng, chen vào:
- Ông là người của quân đội, đừng nên luận bàn quá sâu vào lĩnh vực khác…
Theo tài liệu của Trung Quốc xuất bản gần đây, “quân đội” dưới quyền nguyên soái Bành Đức Hoài như Quân đoàn 42 (hoặc lãnh đạo các địa phương như Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Đào Lỗ Già) đã có báo cáo và tổng hợp những nhận định của đại chúng về Đại tiến vọt, xem đó là:đứa con thiếu tháng “đẻ rơi” trên đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Họ cho “mười ngón tay” Mao đều thối nát.
Mao căm lắm, quyết định hạ độc thủ “Bành đại tướng quân” (xem thêm Kỳ 3 và 4).
Mao để Giang Thanh dựng lên “nghi án”: Bành Đức Hoài phải chăng là thủ phạm giết chết con trai trưởng của Mao là Mao Ngạn Anh tại mặt trận Triều Tiên (chứ không phải bị bom Mỹ sát thương)?!
***
Nếu chiến tranh Triều Tiên đẩy hàng triệu gia đình các bên tham chiến vào cảnh tai ương, mất mát, thì đã giúp hào quang của Mao Trạch Đông sáng lên hơn. Vì với cuộc chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc giải tỏa khỏi mặc cảm bị các nước phương Tây hà hiếp trước kia và ngồi ngang hàng với Mỹ cùng các nước LHQ tại hội nghị Bàn Môn Điếm. Người Tổng tư lệnh trực tiếp ra trận để mang vòng hào quang ấy về cho Mao là Bành Đức Hoài. Và cũng chính Bành Đức Hoài đã viết một bức thư gởi thủ tướng Chu Ân Lai nêu rõ ý kiến của mình liên quan đến Mao Ngạn Anh - con trai trưởng của Mao - hy sinh trên chiến trường Triều Tiên năm 1950, lúc 28 tuổi.
Thư viết tháng 10.1956, khi Bành Đức Hoài nhận điện báo của Tổng bộ Quân ủy yêu cầu Tổng bộ Quân tình nguyện đem thi hài của Mao Ngạn Anh từ Triều Tiên về Trung Quốc để cải táng. Trong thư trên, Bành Đức Hoài trình bày với thủ tướng Chu Ân Lai về những thao thức của mình trong trường hợp khó xử này. Nếu không đưa thi hài Mao Ngạn Anh về Bắc Kinh sẽ đâm ra “mâu thuẫn” với lãnh đạo của Tổng bộ Quân ủy và không khéo là với gia đình vợ con của Mao Ngạn Anh. Còn nếu chuyển thi hài Mao Ngạn Anh về Trung Quốc, phải ăn nói ra sao với thân nhân của hơn hàng chục vạn quân tình nguyện tử trận, mà đông đảo trong số đó đang còn nằm lại trên nghĩa trang Triều Tiên?. Cuối cùng, Bành Đức Hoài quyết định theo đúng chủ trương đã có từ trước và cũng từng được chủ tịch Mao Trạch Đông ủng hộ, đó là:“sinh ở Trung Quốc, hy sinh tại Triều Tiên, an táng tại Triều Tiên” - không đem về Trung Quốc.
Đọc thư, thủ tướng Chu Ân Lai đồng thuận với ý kiến của nguyên soái Bành Đức Hoài. Thi thể con ruột của Mao Trạch Đông nằm lại bên cạnh thi thể của các liệt sĩ - con cháu các gia đình khác trong nước - là thể hiện sự “công bằng trước mọi hy sinh”. Chu Ân Lai chuyển bức thư của Bành Đức Hoài lên Mao Trạch Đông. Và:
“Mao Trạch Đông lập tức phê vào lá thư của Bành Đức Hoài: “Đồng ý với ý kiến của đồng chí Bành Đức Hoài, an táng Mao Ngạn Anh ở Triều Tiên cùng với hàng ngàn liệt sĩ quân tình nguyện Trung Quốc, không được cử hành bất cứ một nghi lễ đặc biệt nào”. Sau đó, chủ trương này được lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình… tán thành. Trong cuộc nói chuyện với Đại sứ Liên Xô ở Trung Quốc và Do Kim, bạn thân của Mao Ngạn Anh hồi còn sống, Mao Trạch Đông cũng bày tỏ: “Người cộng sản chết ở đâu thì mai táng ở đấy… Con của tôi - Mao Ngạn Anh chết ở Triều Tiên thì chôn cất ở Triều Tiên” (Vũ Anh - theo Bí ẩn lịch sử).
Chuyện là vậy. Song, khi “mười ngón tay” của Mao bị Bành Đức Hoài phê phán, thì nội dung bức thư kia bị đem ra làm cớ truy bức: Vì sao ngăn cản không cho đưa thi hài của Mao Ngạn Anh về nước?. Mao Ngạn Anh đã chết vì bom Mỹ, hay vì âm mưu lật quyền của Bành Đức Hoài? (còn nữa).
Giao Hưởng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét