CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

EU bắt tay Nga, lạnh lùng bỏ rơi Ukraine

(VnMedia) - Việc Liên minh Châu Âu (EU) thông qua dự án đường ống dẫn khí đốt mang tên Dòng chảy Phía Nam (South Stream) của Nga sẽ phát đi một thông điệp bẽ bàng và đau đớn đối với Ukraine, đó là EU không sẵn lòng ủng hộ tham vọng chạy theo phương Tây của Kiev và không xem Kiev là đối tác đáng tin cậy trong vấn đề trung chuyển khí đốt, người đứng đầu công ty phụ trách đường ống khí đốt của Slovakia mới đây đã nói như vậy.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự án Dòng chảy Phía Nam trị giá khoảng 40 tỉ USD được thiết kế để vận chuyển trên 60 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm đi qua Biển Đen đến khu vực phía Nam Châu Âu, bỏ qua Ukraine. Đây là một tổn thất lớn cho Ukraine bởi nước này thu được tiền phí trung chuyển rất lớn thông qua mạng lưới đường ống lớn trên lãnh thổ nước này. Một phần lớn nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Châu Âu hiện tại đang đi qua đường trung chuyển ở Ukraine.

Liên minh Châu Âu đến nay vẫn đang phong tỏa dự án Dòng chảy Phía Nam với lý do dự án này vi phạm các quy định về cạnh tranh. Tuy nhiên, Nga đang làm việc với nhiều nước thành viên của EU như Bulgaria và Áo để thúc đẩy việc thực hiện dự án đầy tham vọng của nước này. Và điều đáng nói là các nước như Bulgaria và Áo đang thể hiện sự sẵn sàng ủng hộ dự án của Nga.

"Khả năng EU ủng hộ dự án Dòng chảy Phía Nam, đặc biệt là ở mức cao nhất, không phải là một sự ủng hộ tích cực cho đối tác Nga của chúng ta mà trên thực tế là một hành động hoàn toàn thù địch đối với Ukraine”, Chủ tịch tập đoàn Eustream của Slovakia - ông Tomas Marecek cho biết.

"Tôi không hiểu làm sao EU có thể ủng hộ cho dự án đó, đặc biệt trong bối cảnh Ukraine đang có những tham vọng, nhu cầu và hy vọng như hiện nay”, ông Marecek nói thêm.

Dự án Dòng chảy Phía Nam sẽ tước mất của Ukraine những khoản thu từ Gazprom đang giúp cho Kiev chi trả các hóa đơn tiêu thụ khí đốt từ Nga. Vì thế, “dự án đó sẽ gây hại rất lớn cho Ukraine. Nó sẽ gây ra những thiệt hại tài chính lớn, phá hủy giá trị của tài sản khí đốt – một trong những xương sống trong nền kinh tế của Ukraine và làm phương hại nghiêm trọng đến tham vọng được hỗ trợ, cung cấp từ phương Tây”, ông Marecek nói.

Tập đoàn Eustream của Slovakia vận chuyển khí đốt từ Ukraine đến cho các đường ống khu vực khác nhau của EU. Nếu dự án Dòng chảy Phía Nam được xây dựng, Eustream cũng gặp tổn thất là mất một số lượng khí đốt và doanh thu từ hoạt động vận chuyển này sau khi hết hợp đồng dài hạn với Gazprom vào năm 2028.

Dự án Dòng chảy phía Nam sẽ cho phép Nga kiểm soát hoàn toàn 3 tuyến đường vận chuyển chính để cung cấp khí đốt vào Châu Âu. Theo ông Marecek, dự án này sẽ làm giảm an ninh năng lượng cho Châu Âu bởi hệ thống đường ống khổng lồ của Ukraine sẽ bị thay thế bởi một hệ thống nhỏ hơn nhiều.

Tuy nhiên, ông Marecek thừa nhận, Nga lâu nay vẫn là một đối tác đáng tin cậy của Châu Âu và sẽ vẫn như vậy trong những năm sắp tới. "Tôi nhấn mạnh, tôi là một người bảo vệ mạnh mẽ cho việc cung cấp khí đốt của Nga cho Châu Âu và tôi tin rằng Gazprom đã, đang và sẽ là đối tác tin cậy như họ vẫn từng là như vậy trong suốt hơn 40 năm qua”, người đứng đầu công ty phụ trách đường ống khí đốt của Slovakia cho hay.

Ukraine kiên quyết theo đuổi dự án Dòng chảy Phía Nam

Nga đang tăng cường quyết tâm xây dựng hệ thống đường ống khí đốt Dòng chảy Phía Nam bất chấp nhu cầu khí đốt ở Châu Âu đang giảm và quyết tâm này lại được sự ủng hộ của khá nhiều nước thành viên EU. Dù EU đang tìm cách chặn dự án của Nga nhưng điều này xem ra không dễ dàng bởi các nước có liên quan đến dự án Dòng chảy Phía Nam đều thể hiện mong muốn hợp tác với Nga.

Uỷ ban Châu Âu từ lâu đã tìm cách cản trở dự án Dòng chảy Phía Nam với lý do dự án này vi phạm Gói Năng lượng Thứ Ba của Liên minh Châu Âu. Theo quy định của Châu Âu, hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Liên minh Châu Âu không thể thuộc những nước trực tiếp xuất khẩu khí đốt.

Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga chiếm 1/3 nhu cầu của EU. Dự án thiết lập mạng lưới khí đốt Dòng chảy Phía Nam có thể sẽ giúp tăng nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang Châu Âu thêm 25%. Điều này sẽ giúp Moscow tăng thêm ảnh hưởng với Châu Âu sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine dịu dần đi. Đường ống Dòng chảy Phía Nam sẽ đi qua Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Áo, Italia ở một nhánh và Croatia, Macedonia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ ở nhánh thứ hai. Ủy ban Châu Âu – cơ quan điều hành của liên minh EU, đã ra lệnh đình chỉ việc xây dựng đường sống khí đốt Dòng chảy Phương Nam vì lo ngại dự án này sẽ cho Nga hai vai trò song song, vừa là nhà cung cấp khí đốt vừa là chủ của hệ thống đường ống dẫn khí đốt. EU cũng trì hoãn một số cuộc đàm phán chính trị liên quan đến dự án Dòng chảy Phương Nam vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Tuy nhiên, quyết định trên của EU không nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên và cả những nước Châu Âu đang là ứng cử viên gia nhập liên minh này.

Áo, Hungary và Serbia — hai nước đầu tiên là thành viên của EU và nước thứ ba đang là ứng cử viên gia nhập liên minh, cách đây không lâu đã thẳng thừng tuyên bố, họ quyết tâm xây dựng những đoạn đường ống khí đốt theo dự án Dòng chảy phía Nam của Nga đi qua nước họ bất chấp sự phản đối của EU cũng như Mỹ. Đi xa hơn, Áo còn công khai phê chuẩn dự án đường ống dẫn khí đốt gây tranh cãi của Nga giữa lúc cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang leo thang cao độ và Mỹ cùng EU đang kêu gọi trừng phạt Nga.

Điều đáng nói là hồi tháng 9 vừa rồi, EU đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán về dự án Dòng chảy Phía Nam với Nga. Không rõ có phải là EU đã tính đến chuyện chấp nhận dự án của Nga không. Nếu đúng thì đây rõ ràng là một thông điệp bẽ bàng đối với Ukraine. Nó thể hiện một điều rằng, EU sẵn sàng bỏ rơi Ukraine khi mà Ukraine chứng tỏ họ cũng không quan tâm đến lợi ích của đồng minh EU trong các cuộc chiến khí đốt với Nga.

Kiệt Linh  (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét