CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Kỳ 61: Triều Tiên - Việt Nam: “Tuy hai mà một”...

Tướng McArthur quan sát lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bờ biển Triều Tiên
Tướng McArthur quan sát lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bờ biển Triều Tiên
Máy bay Mỹ oanh kích dữ dội chí nguyện quân của Mao Trạch Đông trên chiến trường Triều Tiên đồng thời xuất hiện trên bầu trời Việt Nam đánh phá lực lượng Việt Minh trong cùng một thời điểm 1950 - 1953…
  

Đối với Mao Trạch Đông, Triều Tiên và Việt Nam là “hai vùng đệm lý tưởng của cùng một lá chắn quốc phòng” của Trung Quốc, trấn giữ biên giới phía Đông Bắc (Triều Tiên) và Đông Nam (Việt Nam) nhằm ngăn chặn cuộc tấn công trực tiếp của quân đội Mỹ vào lục địa Trung Hoa.
Đối với Truman, Triều Tiên và Việt Nam là “hai mặt trận của cùng một chiến lược chống Cộng”nhằm ngăn chận “làn sóng đỏ” đang chực tràn xuống các nước Đông Nam Á.
Vậy nên, cả Mao Trạch Đông lẫn Truman luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng trên lãnh thổ của hai quốc gia “nhạy cảm” này. Truman tuyên bố công cuộc phòng thủ nước Mỹ phải vươn tới Triều Tiên và Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) - 26.5.1952. Nên (vào giai đoạn đỉnh điểm của chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh) Mỹ đã gánh gần 80% chiến phí với hy vọng Pháp sẽ thắng. Truman cho rằng nếu Đông Dương “sụp đổ về tay Cộng sản sẽ là một tai họa - ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần các lực lượng Liên Hiệp Quốc đang chiến đấu ở Triều Tiên” - theo AFP 22.2.1953.
* TRUMAN: “HỒ CHÍ MINH LÀ AI” ?
Trước ngày quyết định can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam, Truman một lần nữa hỏi giám đốc CIA Roscoe: thật ra Hồ Chí Minh là ai?
Roscoe nhắc lại, Hồ Chí Minh “xuất hiện công khai năm 1945 lúc 55 tuổi, là đảng viên Cộng sản đã 25 năm, là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, một cán bộ quốc tế Cộng sản trong 15 năm trước thế chiến II và là một đảng viên Mác-xít chính thống”. Ngừng một chút, Roscoe nói tiếp: khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, Hồ Chí Minh “đã tập hợp những người có nhiệt tình quốc gia và đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, trở thành hiện thân của tinh thần quốc gia của người Việt Nam”.
Truman bắt bẻ:  “cộng kết luận thứ nhất về Hồ Chí Minh là “cộng sản chính thống” với kết luận thứ hai “quốc gia tận tụy” thì Hồ Chí Minh theo “chủ nghĩa Cộng sản quốc gia” à ?
Roscoe không đáp thẳng câu hỏi của Truman. Ông trả lời gián tiếp là Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam “có thể chấp nhận chế độ trung lập như Thụy Sĩ” để “hoàn tất mục tiêu độc lập quốc gia” (Trần Trọng Trung sđd. ở Kỳ 53-54, tr. 123). Truman không khỏi “khó chịu” khi Roscoe giải thích sự kiện một sĩ quan cao cấp của tình báo Mỹ bị bắn tại Sài Gòn (Tài liệu của Ban tổng kết chiến tranh Thành ủy TP. HCM viết: “ngày 28.9 (1945), một chiếc xe jeep chở 2 sĩ quan địch từ cầu Kiệu theo đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) lên Gò Vấp để dò xét tình hình. Đến hẻm Cây Dương ngang chùa Bà Chúa, cách ngã ba Chú Ía vài trăm mét, xe lọt vào trận địa phục kích của ta. Du kích đã bắn chết sĩ quan da trắng và bắt sống một sĩ quan Nhật”). Sĩ quan “da trắng” là đại tá Mỹ Peter Dewey - cố vấn tình báo cho quân đội Pháp và là sĩ quan cao cấp Mỹ đầu tiên bị chết tại Việt Nam.
Cuối đàm thoại, Truman muốn biết thêm về “ẩn số” Việt Minh. Roscoe báo cáo nhanh:
- Cơ quan O.S.S của ta đã dựa vào Việt Minh mà có những tin tức tình báo đáng tin cậy về hoạt động của phát-xít Nhật ở Đông Dương. Các phi công đồng minh mỗi khi máy bay bị trúng đạn, đã buộc phải nhảy dù xuống đất Việt Nam trong chiến đấu với quân Nhật, đã từng được Việt Minh cứu sống và đưa sang Hoa Nam an toàn như trường hợp phi công Shaw được cứu sống ở Cao Bằng cuối năm 1944. Hồi đó theo chỉ thị của tổng thống Roosevelt chúng ta quả đã cung cấp một số vũ khí vừa phải cho Việt Minh ở vùng thượng du Bắc Kỳ (Trần Trọng Trung, sđd. tr. 116).
Sau này, Sedgwich Tourison - một cựu điệp viên CIA hoạt động nhiều năm ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan (và là thành viên của Ủy ban đặc biệt Thượng nghị viện Mỹ chuyên trách về POW/MIA cho đến năm 1993) viết:
“Việt Minh đã biết Mỹ tiến hành hoạt động bí mật ở Đông Dương như thế nào thông qua các sĩ quan OSS - những người đã đào tạo các nhân viên Việt Nam hoạt động theo kiểu Mỹ. Việc làm đầu tiên của Patti (phụ trách khu vực Bắc Đông Dương của Cục tình báo chiến lược Mỹ đóng ở Côn Minh - Trung Quốc) là gặp lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh ở Trung Quốc. Chẳng bao lâu sau đó, Hồ Chí Minh và những người Việt Nam khác được đưa vào hồ sơ của Patti như những người cộng tác của Mỹ” (Sedgwich Tourison - Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật” - Secret army, Secret war - NXB Naval Institute Press Annapolis MD. USA - 1995, nhóm Thiên Bảo dịch, Lương Văn Hưu - Phan Dũng - Tùng Lâm hiệu đính, NXB Công an Nhân dân - quý III.2004, tr. 18).
Sedgwich Tourison viết rõ hơn: Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Hồ Chí Minh đã làm là lãnh đạo sự phối hợp của Việt Minh để thu thập và chuyển thông tin cho OSS ở Trung Quốc về các lực lượng của Nhật Bản ở Đông Dương (…) Cuối tháng 10 năm đó, Patti và các sĩ quan OSS khác rời Việt Nam với lá thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gởi cho chính quyền Truman không được trả lời” (sđd. tr.20).
TOÀN VĂN THƯ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH GỞI TỔNG THỐNG MỸ TRUMAN 
Toàn văn một trong 8 bức thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gởi tổng thống Truman.
Hà Nội, ngày 16 tháng 2 năm 1946
Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hà Nội
Gửi tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Washington DC
Thưa tổng thống,
Tôi xin  nhân dịp này cảm ơn ngài và nhân dân Mỹ về sự quan tâm mà các đại diện của ngài tại Tổ chức Liên hợp quốc đã bày tỏ có lợi cho các dân tộc bị lệ thuộc. Nhân dân chúng tôi, ngay từ năm 1941, đã đứng về phía Đồng minh và chiến đấu chống Nhật và những kẻ liên kết với chúng, những người thực dân Pháp. Từ 1941 đến 1943, chúng tôi đã chiến đấu quyết liệt do lòng yêu nước của đồng bào chúng tôi và nhờ những lời hứa mà Đồng minh đã đưa ra ở Yalta, San Francisco và Postdam.
Khi người Nhật bị đánh bại tháng 8 năm 1945, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã được đặt dưới quyền một chính phủ Cộng hòa lâm thời. Chính phủ đó đã lập tức bắt đầu hoạt động. Trong 5 tháng, hòa bình và trật tự đã được lập lại, một nền cộng hòa dân chủ đã được thiết lập trên những cơ sở hợp pháp và đã giúp đỡ đầy đủ Đồng minh trong cuộc tiến hành nhiệm vụ giải giáp của họ. Nhưng thực dân Pháp, trong thời chiến đã phản bội cả Đồng minh lẫn người Việt Nam, đã trở lại và tiến hành một cuộc chiến tranh giết người tàn nhẫn nhằm lập lại sự thống trị của chúng. Sự xâm lược của chúng đã được mở rộng ở  miền Nam Việt Nam và đang đe dọa chúng tôi ở miền Bắc. Phải dùng nhiều quyển sách mới có thể tả vắn tắt được, những tội ác và giết chóc chúng đang phạm phải một ngày trong khu vực chiến đấu.
Sự xâm lược đó là trái với tất cả các nguyên tắc của luật pháp quốc tế với những lời cam kết mà Đồng minh đã đưa ra trong chiến tranh thế giới. Đó là một thách thức và nhân dân Mỹ đã bày tỏ trước, trong và sau chiến tranh. Nó trái ngược thô bạo với lập trường kiên quyết của ngài trong tuyên bố 12 điểm và trái với tính cao quý và sự rộng lượng lý tưởng mà những đại biểu của ngài tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, như các ông Byrnes, Stettinius và G.P. Dalles đã bày tỏ.
Sự xâm lược của Pháp chống lại một nhân dân yêu chuộng hòa bình là một đe dọa trực tiếp đối với nền an ninh thế giới. Nó ngụ ý sự đồng lõa hoặc ít ra là sự làm ngơ của các nền đại dân chủ. Liên hợp quốc phải nói lên tiếng nói của mình. Họ phải can thiệp để chặn đứng cuộc chiến tranh phi nghĩa đó và để tỏ ra rằng họ thật sự thực hiện trong thời bình những nguyên tắc mà họ chiến đấu để giành lấy trong thời chiến.
Nhân dân Việt Nam chúng tôi, sau bao năm bị cướp bóc và tàn phá, mới bắt đầu công việc xây dựng. Cần phải có an ninh và tự do, trước tiên để giành thịnh vượng và phúc lợi nội bộ và để đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng lại thế giới.
Nền an ninh và tự do đó chỉ có thể được bảo đảm bằng nền độc lập của chúng tôi khỏi mọi cường quốc thực dân, và bằng sự hợp tác tự do của chúng tôi với tất cả các nước khác. Chính với lòng tin tưởng đó mà chúng tôi yêu cầu nước Mỹ, với tư cách là những người bảo vệ và những chiến sĩ của công bằng thế giới, có bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.
Điều mà chúng tôi yêu cầu đã được đưa lại một cách hào hiệp cho Philippines. Cũng giống như Philippines, mục đích của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác hoàn toàn với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để cho nền độc lập và sự hợp tác đó có lợi cho toàn thế giới.
Thưa tổng thống
Rất trân trọng
HỒ CHÍ MINH
Thư trên được dịch và in trong cuốn”Lời phán quyết về Việt Nam” của Amter (sđd ở kỳ 57) với lời bàn: “Những yêu cầu của Hồ Chí Minh đã bị làm ngơ” -  nếu có sự ủng hộ của Mỹ có thể Hồ Chí Minh “mặc dầu là cộng sản vẫn hữu nghị với Mỹ” vì: “Hồ Chí Minh không muốn Việt Nam bị người Trung Quốc, người Nga, hoặc bất cứ một nước lớn thực dân nào khác thống trị”.  nếu được Truman đáp ứng “Mỹ có thể đã tránh khỏi được một cuộc chiến tranh tốn kém bi thảm ở Việt Nam về sau”
Nhưng ngược lại, Truman đã đưa tướng Brinsk đến Sài Gòn với hàng trăm máy bay đủ loại, từ Dakota, khu trục E6 đến Hellcat và Privateer... Tài liệu Trần Trọng Trung (đã dẫn) thông tin: đến tháng 6.1950 Mỹ viện trợ cấp tốc 25 triệu rưỡi USD cho quân đội Pháp ở Việt Nam. Tháng 10 năm ấy bổ sung thêm 275 triệu USD nữa. Từ 21.12.1950 đến 26.3.1951, Mỹ đã khẩn cấp tăng cường cho quân đội Pháp ở Sài Gòn và Hải Phòng: 76 máy bay B26, 40 máy bay Beercat, nhiều tàu công binh xưởng và tuần tiểu vũ trang, hỗ trợ để Pháp đưa thêm 15.000 quân tăng viện đến Việt Nam - chống đỡ các cuộc tấn công của lực lượng quân đội do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Như vậy Mỹ đã cùng lúc mở hai mặt trận Triều Tiên và Việt Nam theo chiến lược chống Cộng toàn phần. Đến lúc thương vong cả hai bên lên cao, Truman đề nghị ngưng bắn nhưng Stalin (và Mao Trạch Đông) bác bỏ… (còn nữa).
GIAO HƯỞNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét