CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Kỳ 39: Hoàng Sa trước những “cái bắt tay tội lỗi” giữa Mao Trạch Đông và Nixon

Cái bắt tay tội lỗi giữa Mao Trạch Đông và Nixon đã dẫn đến thái độ lạnh lùng của Mỹ trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974
Cái bắt tay tội lỗi giữa Mao Trạch Đông và Nixon đã dẫn đến thái độ lạnh lùng của Mỹ trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974
Mao Trạch Đông tung máy bay Mig vào không phận Việt Nam đã nâng thành phần đội quân đi xâm chiếm Hoàng Sa lên “mức phối hợp tổng lực” (hải lục không quân) bộc lộ rõ ác tâm bành trướng ra biển Đông theo thỏa hiệp “cân bằng lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương” đã bàn với tổng thống Mỹ Nixon trước đó…
Đêm 19.1.1974, quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) vẫn trú phòng tử thủ Hoàng Sa sau trận hải chiến. Sáng hôm sau:
Ngày 20.1.1974“Các phi cơ Mig Trung Cộng xuất hiện và oanh tạc 3 đảo còn quân ta đóng giữ, các chiến hạm của ta phải phân tán về hướng Tây Nam. Một số chiến hạm Trung Cộng đến hải kích vào các đảo Hoàng Sa, Cam Tuyền, Vĩnh Lạc. Sau đó bộ binh Trung Cộng đổ bộ. Ta mất liên lạc với các toán quân trú phòng hồi 10 giờ 45”.
Tài liệu VNCH (đã dẫn ở Kỳ 38) tường thuật tiếp, nêu tổn thất của đôi bên (tr. 24) :
PHÍA VIỆT NAM CỘNG HÒA:
Về tàu chiến“1 chiếc bị hư hại toàn diện (hộ tống hạm HQ.10), 1 chiếc hư hại nặng (tuần dương hạm HQ.16), 2 chiếc khác bị hư hại nhẹ (khu trục hạm HQ.4 và tuần dương hạm HQ.5)”.
Về nhân mạng: “18 tử thương, 43 bị thương, 116 mất tích trên các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Hoàng Sa và 59 người trên hộ tống hạm HQ.10”.
  * PHÍA TRUNG CỘNG:
Về tàu chiến: “1 chiến hạm loại Kronstadt bị cháy và chìm, 1 chiếc bị hủy hoại, ủi vào bờ sau đó, 2 tàu loại T43 hư hại nặng khó phục hồi được”.
Về nhân mạng: “không ghi nhận được nhưng chắc chắn là rất nặng nề”.
(Sau này, từ Bắc Kinh, Tân Hoa xã loan báo phía Trung Quốc: có 4 chiến hạm bị trúng đạn, 18 tử thương, 67 bị thương. Và một số sĩ quan binh lính VNCH trực tiếp tham chiến ở “mặt trận Hoàng Sa 1974” có những bài viết và phát biểu mà chúng tôi sẽ nêu sau, vào một dịp thuận tiện). Trở lại tài liệu của VNCH:
Tại quốc nội“Hầu hết các tỉnh tại miền Nam Việt Nam bao gồm dân chúng và các đại diện dân cử, đoàn thể tôn giáo, đảng phái, nghiệp đoàn, hiệp hội, đã lần lượt tổ chức mít-tinh, hội thảo, tuần hành, ra quyết nghị để “lên án đế quốc Trung Cộng” (…) và thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc, Tòa án quốc tế La Haye có biện pháp thích đáng đối với Trung Cộng (…) ”.
Tại quốc ngoại: Việt kiều và sinh viên du học ở “Pháp, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Tây Đức, Ý, Mã Lai Á, Ai Lao, Cộng hòa Khmer… cũng có những phản ứng rất quyết liệt. Sinh viên Việt Nam tại Thụy Sĩ còn tuyệt thực 24 giờ và tổ chức đêm không ngủ phản đối Trung Cộng tại Lausanne ngày 26.1.1974”.
Dư luận quốc tế: Thủ tướng Tân Tây Lan Norman Kirk tuyên bố: “với tư cách hội viên Liên Hiệp Quốc, Tân Tây Lan không thể tán thành hành động võ lực của Trung Cộng”. Hòa Lan và Nam Dương cũng lên tiếng với nội dung tương tự. Ngoại trưởng Costa Rica là tiến sĩ Gonzalo Jr. Facio - đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - cho biết Costa Rica ủng hộ Việt Nam. Ở Úc, tờ Sydney Morning Herald chỉ trích chính sách bạo lực của Trung Cộng, nhận định rằng “ngoài lý do kinh tế, chiến lược và chính trị nội bộ - Trung Quốc đang lợi dụng những yếu tố khác để chiếm đoạt Hoàng Sa”.
Thái độ của Liên Xô: Tờ Pravda  (Sự Thật) - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Liên Xô - đã chỉ trích hành động quân sự thô bạo của Trung Quốc (số ra ngày 27.1.1974) và bình luận: “Mao Trạch Đông chủ tâm reo rắc mầm mống xáo trộn trong đời sống quốc tế với thâm ý phá hỏng chính sách hòa hoãn và che đậy cảnh tranh quyền và khó khăn ngày càng tăng trong nội bộ Trung Cộng” (số ra ngày 10.2.1974).
Thái độ của Mỹ: là “không can dự” dầu VNCH rất cần được yểm trợ. Cả việc tìm vớt “nhân đạo” các binh sĩ Việt Nam sống sót bị trôi dạt trên biển sau trận hải chiến cũng bị Hạm đội 7 của Mỹ làm ngơ, phải nhờ đến ngư dân miền Trung: “ngày 30.1.1974 có 14 chiến sĩ biệt hải sau 11 ngày lênh đênh trên biển được ngư phủ vớt đem về điều trị tại Quân y viện Quy Nhơn” (tài liệu VNCH đã dẫn). Cách xử sự “lạnh lùng” kiểu Mỹ của tổng thống Nixon trong biến cố Hoàng Sa, theo các nhà quan sát thời cuộc lúc đó, đã bộc lộ phần nào những “thỏa thuận ngầm” giữa Mao Trạch Đông và Nixon trong chiến lược “cân bằng lực lượng” đôi bên ở châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt Mao - Nixon “bắt tay” để kiềm siết Việt Nam trong bom đạn (của Mỹ) và tràn chiếm vùng đảo Hoàng Sa (bởi Trung Quốc) một cách nhịp nhàng và tội lỗi từ 1972 - 1974. (còn nữa). 
Giao Hưởng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét