CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Kỳ 62: Nhà Trắng trước cơn bão 'ngoại giao màu đỏ'

Tổng thống Mỹ Harry Truman
Tổng thống Mỹ Harry Truman
Stalin - Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành gần như cùng một lúc lên tiếng ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh (tháng 1.1950) gây bất ngờ lớn với tổng thống Truman khiến ông phải chuẩn y ngay đề nghị của Bộ Ngoại giao Mỹ công nhận chính phủ quốc gia của cựu hoàng Bảo Đại (tháng 2.1950)…
Mặc dầu đã bước vào kỳ nghỉ cuối năm, Truman vẫn triệu tập cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia (với liên bộ Ngoại giao - Quốc phòng và tình báo trung ương Mỹ CIA) vào 30.12.1949, để xác định “đường lối đối ngoại của Mỹ ở châu Á” trong năm mới. “Điểm nhấn” là: tăng cường viện trợ khẩn cấp cho quân đội Pháp ở Đông Dương để thay Mỹ “đánh bại Việt Minh” - và đương nhiên phủ nhận chính phủ Hồ Chí Minh.
Trước định hướng dứt khoát của Truman, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố qua Đài tiếng nói Việt Nam rằng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  là chính phủ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả chính phủ nước nào “tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam” -14.1.1950.
Đáp ứng tuyên bố trên, một loạt 10 quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ VNDC Cộng hòa (đang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, lần lượt như sau:
1. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (18.1.1950).
2. Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (Liên Xô - 30.1.1950) 
3. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên - 30.1.1950)
4. Cộng hòa XHCN Tiệp Khắc (2.2.1950).
5. Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức - 3.2.1950)
6. Cộng hòa Nhân dân Hungarie (3.2.1950)
7. Cộng hòa XHCN Roumanie (3.2.1950)
8. Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (4.2.1950)
9. Cộng hòa Nhân dân Bulgarie (8.2.1950)
10. Cộng hòa Nhân dân XHCN Albanie (11.2.1950)
Mao Trạch Đông công nhận chính phủ Hồ Chí Minh ngày 18.1, thì ngay đêm đó, lực lượng kháng chiến của Việt Minh tập kích sân bay Bạch Mai, phá hủy hàng chục máy bay và đốt cháy hơn một triệu lít nhiên liệu. Hai hôm sau 20.1, từ Nhà Trắng, Truman vội vã công bố chính sách về Đông Dương trước những hoạt động quân sự của Việt Minh.
Stalin công nhận chính phủ Hồ Chí Minh ngày 30.1, thì ngay hôm sau 31.1, Truman họp lãnh đạo Nhà Trắng, để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Dean Acheson tuyên bố trên Đài tiếng nói Hoa Kỳ (1.2.1950): “Chính phủ Mỹ hoàn toàn bất ngờ trước việc Liên Xô công nhận Việt Nam” và qua đó “Mỹ không còn ảo tưởng gì về động cơ quốc gia trong các mục tiêu chính trị của ông Hồ Chí Minh nữa” - nhất là càng khiến Mỹ phải “thúc đẩy nhanh hơn tiến trình thực hiện chính sách ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản ở vùng châu Á - Thái Bình Dương và nhân dịp này chính phủ Mỹ gởi lời chào mừng tốt đẹp nhất đến chính phủ quốc gia của cựu hoàng Bảo Đại”.
Tiếp đó 2.2.1950, một cách nhanh chóng hiếm có, Acheson đệ trình lên tổng thống Truman một bị vong lục đề nghị Mỹ chính thức công nhận chính phủ quốc gia của cựu hoàng Bảo Đại. Ngay hôm sau 3.2.1950, Truman hạ bút ký văn bản chuẩn y và gởi đến cựu hoàng Bảo Đại bức công hàm do tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn chuyển giao: “Chính phủ Hoa Kỳ vui mừng được chào đón Cộng hòa Việt Nam gia nhập cộng đồng các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới và chúc mừng chính phủ của ngài được chính thức công nhận quan hệ ngoại giao…” - theo Trần Trọng Trung, sđd. tr. 130-135.
Để “minh họa” lập trường về Đông Dương, qua tháng 3.1950 Truman đưa tàu chiến thuộc Hạm đội 7, dưới quyền đô đốc Arleigh Burke, kéo đến vùng biển Việt Nam. Hai chiến hạm Stickell và Anderson vào cảng Sài Gòn, bị dân chúng biểu tình phản đối (19.3). Gần 70 máy bay Mỹ bay lượn thám sát miền trung Việt Nam để “thị uy và răn đe” bộ binh của tướng Võ Nguyên Giáp “đang có khả năng” di chuyển quanh vùng núi Trị - Thiên và chiến khu Nam Ngãi Bình Phú.
Nhưng bấy giờ, mục tiêu của tướng Giáp không nằm ở miền Trung, hoặc miền Nam, mà tại vùng biên giới phía Bắc Việt Nam. Với chiến dịch tấn công kéo dài từ 16.9 đến 14.10.1950, tướng Giáp đã đẩy lùi lực lượng quân chính quy của tướng Carpentier khỏi tuyến phòng thủ Cao Bằng - Lạng Sơn, loại khỏi vòng chiến đấu 10 tiểu đoàn Pháp với trên 8.000 quân, thu hơn 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh, giải phóng một khu vực biên giới rộng lớn từ Cao Bằng đến Đình Lập.
Bộ tham mưu Pháp chính thức thừa nhận “chừng 5.000 quân bị giết và bị bắt (tức khoảng 2% tổng số binh lực Pháp - Đông Dương) với khoảng một vạn súng các loại lọt vào tay đối phương”. Quan trọng nhất, qua chiến dịch trên, tướng Giáp đã xoay ngược cục diện chiến tranh Pháp - Việt, đẩy quân Pháp vào thế bị động (phải chuyển sang phòng ngự) và đưa lực lượng vũ trang Việt Nam bước qua giai đoạn phản công (tiến công chiến lược) vào cuối năm 1950.
Cao ủy Pháp Pignon phải “ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn miền Bắc Đông Dương”. Cùngthời điểm ấy - ở mặt trận Triều Tiên, nguyên soái Bành Đức Hoài đã đẩy lùi liên quân của tướng Mc Arthur về phía Nam vĩ tuyến 38. Mc Arthur phải chấp nhận thực hiện cuộc rút lui chiến thuật của hơn 100.000 quân Mỹ và 98.000 thường dân Triều Tiên khỏi thành phố cảng Hungnam để tạm tránh những đợt tấn công “biển người” đang tràn qua vùng phi quân sự…(còn nữa). 

Giao Hưởng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét