CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Kỳ 32: Bí thư thành ủy Bắc Kinh chống Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông (phải) và Đặng Tiểu Bình: kẻ vùi, người cứu Bành Chân
Mao Trạch Đông (phải) và Đặng Tiểu Bình: kẻ vùi, người cứu Bành Chân
Mao Trạch Đông cho in bài phê phán vở kịch “Hải Thụy bãi quan” thành loại “sách bỏ túi” để bắt các cơ sở phát hành trên toàn quốc phải mua đọc, nhưng Bành Chân - Bí thư thứ nhất kiêm Thị trưởng TP. Bắc Kinh - dám “kháng chỉ” nói: “Bắc Kinh một cuốn cũng không mua” !
Bành Chân là một trong “bát đại nguyên lão” của Đảng CSTQ (sáng lập viên của đảng bộ Sơn Tây), lập công lớn trong chiến dịch giải phóng Bắc Kinh năm 1948 (lúc 46 tuổi) và được giao giữ trọng trách Bí thư thứ nhất Thành ủy Bắc Kinh từ đó.
Ba năm sau, vào 1951, Bành Chân kiêm luôn chức Thị trưởng TP. Bắc Kinh (trở thành thị trưởng thứ ba của thành phố này - hai thị trưởng trước là các nguyên soái: Diệp Kiếm Anh và Nhiếp Vinh Trăn). Được 15 năm, ông bị cách chức vì mâu thuẫn với Mao trong Đại cách mạng văn hóa.
Chuyện có mầm mống từ tháng 11.1965, lúc Giang Thanh gặp Bí thư thứ nhất Thành ủy Thượng Hải là Kha Khánh Thi tổ chức phê phán vở “Hải Thụy bãi quan” của Ngô Hàm: “Ít lâu sau Kha Khánh Thi chết, Giang Thanh đích thân xuất tướng, lấy Trương Xuân Kiều làm quân sư, Diêu Văn Nguyên làm “cây bút trứ danh”, thực hiện “ba kết hợp” bí mật soạn thảo. Bọn chúng trên thì giấu Cục Tuyên truyền và Bộ Chính trị, dưới thì giấu Thành ủy Thượng Hải và Cục Hoa Đông” để thảo “một bài văn tràng giang đại hải bình luận về vở kịch lịch sử đó” (Tôn Hồng Quân và Lương Tú Hà, Bốn người vợ của Mao Trạch Đông, sđd Kỳ 1, tr. 169-170).
Mao đích thân xem kỹ để “sửa đến ba lần”, rồi sai đăng trên tờ Văn Hối ở Thượng Hải khoảng đầu tháng 11.1965 và chỉ thị Giang Thanh đưa in bài ấy thành sách nhỏ. Cuối tháng 11.1965 in xong, điện khẩn yêu cầu các cơ quan văn hóa và phát hành sách trên toàn quốc phải đặt mua. Các nơi đều chấp hành. Riêng Bắc Kinh không muốn phổ biến bài trên của Diêu Văn Nguyên. Thị trưởng Bành Chân nói đại ý phải để xem chân lý thuộc về ai đã, chứ trước mắt qua nhiều lần họp các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị chẳng có ai nói phải phê phán vở “Hải Thụy bãi quan” cả.
Bành Chân đến gặp Đặng Tiểu Bình hỏi ý kiến, Đặng trả lời: “Tôi đã xem vở kịch đó rồi, chẳng có sai phạm gì hết. Có một số kẻ muốn đạp trên lưng người khác để ngoi lên. Tôi chúa ghét hạng người ấy” (Nhiếp Nguyệt Nham, sđd Kỳ 28, tr. 289).
Hay tin Bành Chân chống lệnh, Bắc Kinh không mua sách, Mao ra mặt, bảo Chu Ân Lai trực tiếp truyền đạt chỉ thị của mình buộc Bành Chân phải họp hội nghị công tác tuyên truyền để thông báo đến tất cả cơ quan báo chí ở Bắc Kinh phải đăng lại bài của Diêu Văn Nguyên. Tình thế bắt Bành Chân phải nghe theo, song ông nhấn mạnh với mọi người đây chỉ là “thảo luận học thuật”, chưa phải “kết luận”.
Mao bực lắm, nhưng lúc đó đang cần “chính khách có trọng lượng” như Bành Chân tham gia Đại cách mạng văn hóa nên chưa khiển trách vội. Đợi đến ngày sinh nhật thứ 72 của mình vào 26.12.1965, Mao mời Bành Chân đến dự và đặt Bành ngồi đối diện mình ngay bàn tiệc chính. Gọi Trương Xuân Kiều đến bên, Mao giới thiệu Trương là “tú tài đỏ”, là “nhà lý luận sâu sắc” đã cùng Diêu Văn Nguyên tổ chức viết bài phê phán Ngô Hàm.
Bành Chân nâng cốc chúc thọ, Mao uống cạn, rồi nói - ẩn ý răn đe: “Đồng chí Bành Chân, tôi cũng kính ông một cốc, hy vọng ông học tập các đồng chí Thượng Hải (như Trương và Diêu), đưa cuộc đấu tranh phê phán ”Hải Thụy bãi quan” vào chiều sâu, đây là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản trong lĩnh vực ý thức hệ, mong ông vượt qua cửa ải này”.
Tiệc tàn, vài tháng sau Mao lên tiếng chỉ trích gay gắt Thành ủy Bắc Kinh (ám chỉ Bành Chân) đã kết hợp với Ban tuyên truyền trung ương (ám chỉ Lục Định Nhất) cùng bao che kẻ xấu (Ngô Hàm).
Mao bảo: Bắc Kinh ngoan cố kín cửa đến nổi một mũi kim “đưa tới không lọt”, một hạt mưa “rót cũng không vào”. Còn Ban tuyên truyền trung ương là Điện Diêm vương, phải “đánh đổ Điện Diêm vương, giải phóng tiểu quỷ”.
Đến đầu tháng 5.1966, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng phê phán “tư tưởng tư sản phản động trong giới học thuật, giáo dục, báo chí, văn nghệ, xuất bản” và nêu nhiệm vụ “giành lại quyền lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa” chủ yếu nhằm vào Bành Chân, Lục Định Nhất.
Mao truyền đạt ý mình, quy kết: “Ngô Hàm là học phiệt” đang được “đại đảng phiệt” Bành Chân và Lục Định Nhất dung chứa. Tân Tử Lăng nhận định: “Mao nắm quyền phát ngôn, tiếng nói có sức nặng ghê gớm, đó là chỗ lợi hại của kẻ độc tài”. Được thế công khai, Giang Thanh đạo diễn lôi hơn 300 cán bộ trong đó có Bành Chân, Lục Định Nhất ra trước 30 vạn người để hồng vệ binh đấu tố tại Đại học Thanh Hoa đầu năm 1967.
Sang tháng 3.1968, Bộ trưởng Công an Tạ Phú Trị ra lệnh bắt giam giáo sư Ngô Hàm về tội“phản bội - cần được xử lý trong nội bộ nhân dân” hình thành vụ án “ngục văn tự” không cần xét xử. Đến 11.10.1968, sau nửa năm bị đánh đập tra khảo, Ngô Hàm chết thảm trong tù. Lúc đó Đặng Tiểu Bình cũng đã bị kết tội và buộc phải cùng vợ rời khỏi Trung Nam Hải, đày đi lao động tại Giang Tây, không được đem theo một người con nào hết.
Đến giai đoạn Đặng  Tiểu Bình lên cầm quyền (1979) đã đích thân chỉ thị để Ban tổ chức Thành ủy Bắc Kinh hủy bỏ kết luận trước kia của ban chuyên án về Ngô Hàm, khôi phục danh dự cho nhà sử học, đồng thời phục hồi sinh hoạt của nguyên lão Bành Chân.
Trải qua thực tế Đại cách mạng văn hóa mà mình cũng là nạn nhân, Đặng Tiểu Bình giữ cương lĩnh cầm quyền khác Mao. Đặng không miệt mài “đấu tố”, hủy hoại nhân tài, hao tốn tiền của và thời gian như Mao đã sa vào, mà nhắm đến “cục diện lớn”: phát triển kinh tế quốc dân.
Tại Đại hội Ngân hàng thế giới ngày 26.5.2004, Ôn Gia Bảo công bố từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa cải cách đến nay, kinh tế quốc dân Trung Quốc liên tục phát triển nhanh “năm 1979 đến 2003, giá trị tổng sản phẩm quốc dân từ 362,4 tỉ NDT tăng lên tới 11.690 tỉ NDT (…) mức tiêu dùng của cư dân cả nước bình quân hàng năm tăng 7%” - thu nhập của người dân thành thị tăng gấp 25 lần (từ 400 lên trên 10.000 NDT), thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng gần 20 lần (từ 150 lên 2.800 NDT). Các nhà nghiên cứu ngày nay đang tiếp tục đặt câu hỏi: Thành công như “ảo thuật” ấy từ đâu tới?… (còn nữa)
Giao Hưởng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét