CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Kỳ 42: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Diệp Kiếm Anh và Chu Ân Lai

 Sinh viên Việt Nam tại Canada biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng ở Ottawa ngày 4.2.1974 để phản đối Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa.
Sinh viên Việt Nam tại Canada biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng ở Ottawa ngày 4.2.1974 để phản đối Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa.
Đêm trước cuộc hải chiến 19.1.1974, Mao Trạch Đông ủy nhiệm Chu Ân Lai chủ trì hội nghị phổ biến quyết định đánh Hoàng Sa và thành lập Ban lãnh đạo tác chiến khẩn cấp do nguyên soái Diệp Kiếm Anh đứng đầu.
Diệp Kiếm Anh là một trong 10 nguyên soái Trung Quốc được phong đợt đầu tiên năm 1955, lúc ông 58 tuổi. Ông gặp Hồ Chí Minh vào giai đoạn cả nước Trung Hoa sôi sục chống phát xít Nhật cuối thập niên 1930.
Đầu năm 1939, Diệp Kiếm Anh được Đảng CSTQ cử dẫn đầu một đoàn cán bộ quân sự đến Hồ Nam (quê hương Mao Trạch Đông) để huấn luyện chiến tranh du kích - lúc ấy Hồ Chí Minh (người của Quốc tế Cộng sản) đóng vai một sĩ quan cấp bậc thiếu tá tham gia đoàn của Diệp Kiếm Anh (với bí danh Hồ Quang) để giảng dạy hai khóa liền từ tháng 2 đến cuối tháng 9 năm đó.
Cuối đời, Diệp Kiếm Anh ngã bệnh (năm 1982, lúc 85 tuổi): “Trong thời gian chữa trị và điều dưỡng, ông thường kể cho các bác sĩ và y tá chuyện sau: Nhân kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân VN, Diệp Kiếm Anh dẫn đầu đoàn đại biểu hữu nghị quân sự Trung Hoa sang thăm Việt Nam và đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, một chiếc quạt Sương phi đời Minh của Trung Quốc”.
Trên mặt chiếc quạt, ngoài bức quốc họa do Hoàng Vị - một họa sĩ nổi tiếng của Trung Quốc vẽ, Diệp Kiếm Anh còn “làm một bài thơ với tựa đề: Tặng quạt Sương phi cho Hồ Chủ tịch” (La Nguyên Sinh, sđd ở Kỳ 4, tr.17).
Với Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu vợ ông, Hồ Chí Minh là người anh, người nhà của gia đình. Bà Đặng Dĩnh Siêu từng tự tay mình đan một chiếc áo len để Hồ Chí Minh mặc đến khi bạc màu. Viết về quan hệ thân thiết đó, Trần Quân Ngọc qua cuốn “Những người bạn quốc tế của Bác Hồ”, NXB TP. HCM quý II-2000, dẫn hồi ký của Tiêu Tam (Cao Đàm ghi), bài trên Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) số 18.5.1982, cho biết:
Mùa hè năm 1922, Hồ Chí Minh đã gặp Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Lý Phú Xuân, Thái Hòa Sâm cùng một số thanh niên Trung Quốc khác tại Paris và giới thiệu Triệu Thế Viêm, Trần Diên Niên, Vương Nhược Phi, Tiêu Tam vào Đảng Cộng sản Pháp mùa thu năm ấy.
Vài năm sau, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai lại hoạt động bên nhau tại Quảng Châu (1924-1927). Bấy giờ chính phủ Liên Xô cử Bôrôđin làm đại diện Quốc tế Cộng sản tại Trung Quốc (cố vấn cho Tôn Dật Tiên - người đứng đầu chính phủ Quảng Châu). Hồ Chí Minh (với bí danh Lý Thụy làm cố vấn riêng và phiên dịch cho Bôrôđin) phụ trách Cục Phương Nam thuộc Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, được giao đảm trách phong trào nông dân của Trung Quốc, Đông Dương, Miến Điện, Nam Dương. Còn Chu Ân Lai giữ chức Chủ tịch Khu ủy Quảng Đông - Quảng Tây Đảng CS Trung Quốc, làm Chủ nhiệm Ban chính trị Trường Quân sự Hoàng Phố, đã nhiều lần mời Hồ Chí Minh tới thăm và nói chuyện với học viên của trường.
Nhiều năm sau, hai người còn gặp ở “đất thánh cách mạng” Diên An (1938). Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969), Chu Ân Lai thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sang Hà Nội dự lễ tang, đọc điếu văn trước linh cữu: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ xuất sắc của thế giới thứ ba, của các dân tộc đói nghèo và khát khao nhân phẩm. Người đã dạy họ trước hết phải dựa vào sức mình là chính để tự giải phóng (…) cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta những hình ảnh phi thường”. Chu Ân Lai nhắc đến:
- “Công lao của Người đối với Tổ quốc chúng tôi cũng to lớn và vô cùng hiển hách”.
“Tổ quốc chúng tôi” chính là Trung Quốc - nơi Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã phát động và chỉ đạo cuộc chiến tranh xâm lược Hoàng Sa. Ban lãnh đạo tác chiến gồm 6 người: Diệp Kiếm Anh (Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương - trưởng ban), Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên và Tô Chấn Hoa.
Chu Ân Lai giữ vai trò chủ đạo, vạch kế hoạch - hoàn chỉnh phương án tác chiến và báo cáo diễn biến trận đánh lên Mao. Cũng chính Chu và Diệp Kiếm Anh liên danh đề nghị Mao phê chuẩn lệnh “nổ súng”. Mao phê “đồng ý” - tức đồng ý dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - theo Tân Hoa xã 5.8.2012 và Nhân dân nhật báo 9.8.2012.
Sau trận hải chiến 19.1, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn chưa đưa ra được chứng cứ lịch sử về “chủ quyền đã có (effet déclaratif)” . Ngược lại, VNCH qua tài liệu gần 100 trang (3.1974) nhanh chóng chứng minh quyền sở hữu của Việt Nam bằng những phân tích sử liệu ghi trong: Phủ biên tạp lục, Hoàng Việt địa dư chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chánh biên toát yếu, và nhiều tài liệu khác của người Hòa Lan về thời các chúa Nguyễn, hoặc của Jean Baptiste Chaigneau và giám mục Taberd.
Đáng ghi nhận là tường trình ngày 16.2.1974 của một cựu quân nhân người Việt thuộc lực lượng không quân Pháp thời trước là ông Trần Văn Mạnh. Khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, ông Mạnh làm Trưởng ty khí tượng Tuy Hòa (Phú Yên) thuộc Bộ Giao thông Bưu điện của Chính phủ VNCH và gởi tường trình trên đến Văn phòng Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Tối cao Pháp viện và Tổng trưởng Bộ Ngoại giao ở Sài Gòn. Ông Mạnh từng sống khá lâu trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, nên thông tin của ông đầy những “chi tiết sống”,  giới thiệu bởi tài liệu VNCH (đã dẫn Kỳ 37): 
“Phía Đông Bắc đảo Hoàng Sa có vài ngôi mộ của lính thú dưới đời vua Gia Long đã chết và an táng tại đó. Phía Đông có một am thờ gọi là đền Bà (…). Phía Bắc cách độ một cây số nằm dưới  mặt biển còn một pho tượng lớn bị gãy đầu (tượng đàn ông). Khi nước thủy triều xuống cạn thì pho tượng ấy được nhìn thấy rõ ràng. Còn tại đền thờ Bà thì có một pho tượng đá (đàn bà) đặt trên một bệ đá chạm trổ tinh vi từ xưa, có lần người Pháp muốn đem pho tượng này về Viện Bảo tàng Đà Nẵng nhưng oái oăm thay tượng tuy nhỏ mà 8 người lính Pháp vạm vỡ bưng lên không nổi để đem xuống tàu thủy và do sự tín ngưỡng lính Việt Nam yêu cầu để lại đền Bà cho đến ngày nay - 1974” (còn nữa)…

Cuộc mít tinh và biểu tình tuần hành tại quận Phú Mỹ ngày 11.2.1974 với 30.000 đồng bào tham dự, nhằm lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa.
GIAO HƯỞNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét