CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Đông Nam Á đang chạy đua phát triển lực lượng lính thủy đánh bộ

GDVN) - Việt Nam đã sử dụng và công bố một loại quân phục rằn ri dã chiến mới, bên cạnh đó là việc thử nghiệm các loại vũ khí hạng nhẹ do Israel chế tạo.

Báo Học giả Ngoại giao có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản ngày 17/10/2014 đã đăng tải bài phân tích của tác giả Koh Swee Lean Collin- một trong những học giả nghiên cứu phối hợp của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Singapore – đơn vị trực thuộc Đại học công nghệ Nanyang nổi tiếng của Singapore có đề cập nhận định rằng hải quân của các nước khu vực Đông Nam Á đang bước vào một cuộc chạy đua trong đó lấy việc thành lập và phát triển lực lượng đổ bộ làm mục tiêu phụ bên cạnh việc thúc đẩy các loại vũ khí phòng thủ như tên lửa, tàu quân sự và máy bay chiến đấu.


Thủy quân lục chiến của Hải quân Việt Nam với trang phục rằn ri mới (ảnh minh họa)

Bài viết cho rằng mặc dù gần như tất cả các nước Đông Nam Á đều âm thầm và công khai phát triển lực lượng đổ bộ chiến đấu của mình như mục tiêu của họ chưa thực sự rõ ràng.

Tuy nhiên, nhân tố Trung Quốc xuất hiện đồng thời với những hành động và tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của mình tại khu vực Biển Đông là một trong những động lực thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á phải hành động, trong số này đặc biệt đáng chú ý nhất là lực lượng hải quân của Việt Nam và Philippines bởi đây là một trong hai quốc gia có mâu thuẫn lớn nhất với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

Xuất phát từ các  vấn đề rất tự nhiên là vị trí địa lý hàng hàng hải, vị trí địa chính trị của khu vực cùng vô vàn vấn đề liên quan đến an ninh,  thách thức đang nảy sinh hiện nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á có biển đang bước vào một cuộc cạnh tranh nhanh chóng thông qua các chường trình mua sắm, xây dựng lực lượng.

Mục đích cơ bản của các quốc gia này là duy trì cân bằng sức mạnh quân sự, răn đe, phòng thủ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có mục đích riêng của mình trong việc xây dựng lực lượng đổ bộ.

Tên lửa vác vai

Trong cuộc chạy đua xây dựng lực lượng đổ bộ này, mỗi quốc gia lại có một hoàn cảnh, điều kiện thúc đẩy cũng như khả năng khác nhau tùy thuộc vào năng lực kinh tế cũng như quan hệ với các cường quốc quân sự khác trên thế giới.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, lực lượng đổ bộ chưa được xem như là một quân chủng được đánh giá cao nhất trong số các lực lượng trực thuộc hải quân. Lực lượng này luôn được đánh giá và đầu tư thấp hơn các phương diện vũ trang khác trong lực lượng thủy quân, trong số đó có có tàu chiến mặt nước, tàu ngầm trang bị tên lửa tấn công.

Trên thực tế, việc các nước Đông Nam Á bắt đầu đầu tư phát triển lực lượng đổ bộ bắt đã bắt đầu cách đây khoảng 1 thập kỷ.

6 trong số 9 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam hiện nay cũng đã đều xây dựng và sở hữu được lực lượng đổ bộ của hải quân với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau – đây là một lực lượng mạnh được quân đội Mỹ đánh giá rất cao, chúng ta có thể thấy ở quân đội Mỹ là lực lượng Thủy quân lục chiến hay Lính thủy đánh bộ.

Một số loại vũ trang do Israel sản xuất Việt Nam đang sử dụng

Trong quân đội Nga, Moscow gọi tên lực lượng này là Bộ binh hải quân.

Lực lượng đổ bộ muốn hình thành khả năng chiến đấu và tiến hành các chiến dịch đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành rất lớn. Đối với quân đội Mỹ, lực lượng này có các phương tiện chiến đấu riêng biệt, trong đó có cả lực lượng không quân hoạt động độc lập với hải quân và không quân.

Đa số các tàu chiến chính của lực lượng đổ bộ đều phải được thiết kế để có được khả năng cơ động, vận chuyển thiết bị nhanh chóng. Những tài sản này chính là các tàu đổ bộ với chi phí chế tạo rất đắt đỏ và chưa hề tính đến các hệ thống vũ khí bảo vệ và chiến đấu đi kèm như tên lửa, máy bay…

Nhân tố Trung Quốc và Biển Đông

Việc sức mạnh và quy mô của lực lượng đổ bộ do Trung Quốc đang vận hành đang tăng lên chóng mặt, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến tranh chấp (TQ cố tình tạo ra tranh chấp mặc dù không có chủ quyền) trên Biển Đông giữa nước này và các quốc gia Đông Nam Á đang gia tăng được xem là nhân tố lớn nhất thúc đẩy các nước ASEAN đầu tư xây dựng lực lượng lính thủy đánh bộ.

Điều này đặc biệt đúng là thích hợp khi nói về các lực lượng do Việt Nam,
 Philippines, tiếp sau đó là Indonesia và Malaysia.

Ngay trong cuối tháng 9 vừa qua, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines – tướng Gregorio Pio Catapang đã tuyên bố về sự thay đổi đáng chý ý trong đó nhấn mạnh mục tiêu của lực lượng Thủy quân lục chiến của nước này phải song hành với sức mạnh của các lực lượng vũ trang khác, trong đó nhấn mạnh phải phát triển để có khả năng ứng phó được các vấn đề an ninh trong nước cũng như bảo vệ Philippines trước các lực lượng ngoại bang nếu xuất hiện tình huống xung đột, đặc biệt là trên khu vực Biển Đông.

Philippines hy vọng lực lượng thủy quân lục chiến của nước này sẽ hình thành được khả năng chiến đấu mạnh hơn hiện tại khi có thêm các trang bị sẽ được nhận vào các năm 2016 và 2017 tới đây.

Manila thực sự mong muốn xây dựng được khả năng phát động được các chiến dịch bảo vệ  và đồn trú của mình tại một số khu vực quanh quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông).

Theo học giả Koh Swee Lean Collin, trường hợp của Việt Nam là rõ nhất, đối thủ tiềm tàng, tham vọng và mạnh nhất của họ là Trung Quốc. Đây cũng là lý do chính buộc Việt Nam phải xây dựng lực lượng lính thủy đánh bộ.

Tuy nhiên, theo Koh Swee Lean Collin, chiến lược của Việt Nam dường như vẫn nhỏ bé và bất tương xứng với quy mô và năng lực tài chính của người hàng xóm Trung Quốc.

Dẫu vậy, đây cũng là tư duy tích cực của Việt Nam trong việc ứng phó với những mối đe dọa an ninh tiềm tàng, đặc biệt là đối với các vùng đảo Việt Nam đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Hà Nội về cơ bản muốn xây dựng được năng lực kiểm soát và phòng thủ biển một cách chủ động và linh hoạt hơn.

Súng trường tấn công do Israel nghiên cứu

Hiện nay, ưu tiên của Việt Nam vẫn là tăng cường đồng thời tận dụng tối đa các tài sản quân sự, thậm chí các tàu cỡ nhỏ cũng được sử dụng vào các chiến dịch đổ bộ.

Việt Nam cũng đang cố gắng tự đóng và nội địa hóa một số loại tàu vận tải đổ bộ để tối ưu hóa các khả năng phục vụ các sứ mệnh trên các hòn đảo ở quần đảo Trường Sa.

Về trang bị vũ khí cho binh sỹ của lực lượng lính thủy đánh bộ, theo tác giả Koh Swee Lean Collin, Việt Nam đã sử dụng và công bố một loại quân phục rằn ri dã chiến mới, bên cạnh đó là việc thử nghiệm các loại vũ khí hạng nhẹ do Israel nghiên cứu, hợp tác sản xuất.

Mặc dù vậy, tài sản chính của lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân Việt Nam vẫn là các tàu đổ bộ có từ thời lỳ Liên Xô.

So với các nước khác ở Đông Nam Á, Malaysia có tuyên bố chủ quyền ít hơn quanh khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Malaysia hiện nay hoàn toàn không muốn đối đấu và làm tổn hại quan hệ của nước này với đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc mặc dù tàu thuyền Trung Quốc đã di chuyển, cắm cờ mốc tuyên bố chủ quyền bừa bãi ở tận bãi cạn James Shoal gần Malaysia.

Mặc dù vậy Malaysia cũng đã xúc tiến phát lực lượng lính thủy đánh bộ trong đó lấy mô hình Thủy quân lục chiến Mỹ để hoạch định mục tiêu xây dựng.

Hiện nay, mặc dù mục tiêu chưa rõ ràng nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng nhân tố Trung Quốc ở Biển Đông cũng là một trong những lý do thúc đẩy Malaysia phát triển lực lượng lính thủy đánh bộ.

Thủy quân lục chiến của Hải quân Việt Nam với trang phục rằn ri mới (ảnh minh họa)

Có phân tích cho rằng việc Malaysia phát triển lực lượng Thủy quân lục chiến hành động “một mũi tên bắn chết hai con chim” – tức là nó giúp hải quân Malaysia sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa cũng như xung đột tiềm tàng ở Sabah và quần đảo Trường Sa.

Tại Indonesia, trong tháng 3 vừa qua, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Indonesia – tướng Moeldoko đã tuyên bố kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ quanh khu vực đảo Tatuna ở phía Nam Biển Đông nơi tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên lần mò, hoạt động.

Tướng Moeldoko nói rằng quân đội Indonesia cần phải theo dõi thật thận trọng các diễn biến, hành động của các bên ở Biển Đông, trong đó đặc biệt lưu ý đến tàu thuyền Trung Quốc.

Quan chức quốc phòng này cho rằng bất kỳ sự kiện nào xảy ra trên Biển Đông cũng có thể tạo ra ảnh hưởng đến Indonesia bởi ông cho rằng một khi có xung đột sẽ dễ dàng lan rộng đến quốc gia vạn đảo này.

Theo các nhà quan sát, mặc dù Indonesia liên tục nhắc đi nhắc lại rằng nước này không phải là bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng Jakarta không thể không bỏ ngoài tai những căng thẳng liên quan trên khu vực.

Indonesia bỏ tiền của phát triển lực lượng thủy quân lục chiến vừa để tự bảo vệ mình trước những leo thang, thay đổi khó lường ở Biển Đông đồng thời cũng là biện pháp răn đe, đối trọng với hải quân của Malaysia trong những tranh chấp hàng hải tiềm tàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét