Mô phỏng tàu ngầm hạt nhân bắn tên lửa đạn đạo có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Ảnh: National Interest |
Khủng hoảng tên lửa Cuba
Đây là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Mỹ triển khai tên lửa Thor IRBM ở Anh cùng Jupiter IRBM trên đất Italy và Thổ Nhĩ Kỹ, với hơn 100 tên lửa có khả năng tấn công Moscow bằng đầu đạn hạt nhân. Sau đó, Liên Xô đưa tới Cuba loại tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung có khả năng tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ.
Tên lửa đạn đạo R-12 của Liên Xô. Ảnh: CIA |
Cả Liên Xô và Mỹ đều tỏ ra không nhân nhượng những đòi hỏi của đối phương, nhưng trong các cuộc họp kín, giới lãnh đạo cấp cao hai bên đã đưa ra một phương án hòa bình để giải quyết khủng hoảng. Theo thỏa thuận, Liên Xô chấp nhận di dời các căn cứ tên lửa ở Cuba để Mỹ cam kết không tấn công quốc gia này. Trong khi đó, Mỹ cũng tháo tất cả các bệ phóng tên lửa đạn đạo ở châu Âu trước tháng 9/1963. Khủng hoảng tên lửa Cuba khai sinh đường dây nóng Moscow – Washington.
Khủng hoảng Trung Đông năm 1973
Sự hiện diện của Israel ở khu vực Trung Đông thổi bùng cuộc chiến giữa các quốc gia Ả rập với nhà nước Do thái. Ai Cập là nước đầu tiên tấn công Israel, chính thức khơi mào cuộc chiến tranh Yom Kippur chống lại nhà nước Do thái. Nhiều quốc gia Arab khác cũng tấn công Tel Aviv để bảo vệ đồng minh Palestine.
Hệ thống phòng không 2K12 Kub ở Trung Đông trước khi chiến tranh nổ ra. Ảnh:Blogspot |
Tuy nhiên, quân đội Israel, với sự hậu thuẫn của Mỹ, đã đập tan các cuộc tấn công. Các quốc gia khiêu chiến, bao gồm Ai Cập, thua tan tác. Điện Kremlin đe dọa đưa quân vào khu vực sau khi Mỹ phản đối kế hoạch của họ.
Nhằm đáp trả hành động của Moscow, Mỹ ra lệnh báo động quy mô lớn, bao gồm cả lực lượng hạt nhân chiến lược. Động thái của Mỹ cho thấy quyết tâm bảo vệ đồng minh. Trong khi đó, Liên Xô cũng không đề cập tới kế hoạch đưa quân can thiệp khu vực. Vài tuần sau, Mỹ lặng lẽ hạ mức báo động.
Không ai có thể lường trước được cục diện thế giới nếu Liên Xô phát động cuộc chiến chống Israel. Nhà nước Do thái sở hữu vũ khí hạt nhân và không tuân thủ lệnh cấm sử dụng nó của Liên Hiệp Quốc, vì Tel Aviv luôn phủ nhận sự tồn tại của chúng. Nếu Israel dùng vũ khí hạt nhân chống lại Liên Xô, nó có thể thổi bùng một cuộc chiến tranh hạt nhân trong khu vực.
Khủng hoảng châu Âu năm 1983
Cuộc đối đầu nghiêm trọng cuối cùng giữa Liên Xô và phương Tây diễn ra trong im lặng, khiến công chúng không biết gì về nó trong suốt nhiều thập kỷ. Năm 1983, quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ trở nên căng thẳng khi lãnh đạo hai cường quốc là những người theo đuổi chính sách cứng rắn. Cuộc tập trận chung Mỹ - NATO cuối năm 1983 đẩy căng thẳng tới đỉnh điểm.
Tên lửa đạn đạo SS-20 Saber của Liên Xô. Ảnh: Wikipedia |
Theo hồ sơ mới giải mật, vào tháng 11/1983, Mỹ và NATO tiến hành cuộc tập trận mang tên "Able Archer" nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa quân đội Bắc Mỹ và Tây Âu, bao gồm cả lực lượng hạt nhân chiến lược trong trường hợp Thế chiến thứ ba nổ ra. Nhằm tránh gây hiểu lầm, mỗi mã lệnh mà các bên gửi cho nhau đều có chữ "tập trận" ở đầu.
Tuy nhiên, tình báo Mỹ nhận thấy Liên Xô phản ứng với "Able Archer" bằng cách chuẩn bị tấn công hạt nhân chiến lược NATO. Họ chất vũ khí hạt nhân lên máy bay tại Đông Đức và Ba Lan. 70 tên lửa liên lục địa có khả năng mang 3 đầu đạn hạt nhân SS-20 Saber sẵn sàng khai hỏa. Tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân Liên Xô sẵn sàng "nhả đạn" ở Bắc Cực.
Nhưng không vũ khí hạt nhân nào được kích hoạt trong cuộc khủng hoảng năm 1983. Do hồ sơ chưa giải mật đầy đủ, công chúng chưa rõ phép màu nào đã cứu thế giới khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân năm 31 năm trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét