CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Khí đốt - Vũ khí Nga dùng để "bắt nạt" châu Âu

Châu Âu sẽ biến thành "một vùng đất lạnh lẽo" nếu như Nga đưa ra đòn phản công trước các lệnh trừng phạt tăng cường khi cắt nguồn cung cấp khí đốt và dầu mỏ cho khu vực này.
Chia sẻ trên Business Insider, Giáo sư Diane Francis tại Trường Quản lý Ted Rogers thuộc Đại học Ryerson nhận định các lệnh trừng phạt tăng cường được Mỹ và châu Âu áp đặt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn và mua bán công nghệ đối với các ngân hàng và công ty năng lượng của Nga. 
Tuy nhiên, châu Âu vẫn đang phụ thuộc lớn vào nguồn cung cấp khí đốt và dầu mỏ từ Nga. Đây cũng chính là mục tiêu mà trong bao năm qua, Tổng thống Vladimir Putin đã cố gắng gây dựng để biến Nga trở thành một cường quốc năng lượng mà theo Nghị sĩ John McCain từng nhận định là: "một trạm bơm khí đốt đột lốt dưới một quốc gia". 
Tổng thống Vladimir Putin đã nỗ lực từng bước đưa Nga trở thành cường quốc năng lượng trên thế giới. 
Hiện nay, các công ty năng lượng nhà nước của Nga như Gazprom và Rosneft đang cung cấp khoảng 1/3 dầu mỏ và 30% khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Mặc dù, giá bán dầu mỏ đã được niêm yết trên toàn cầu, song các công ty của Nga thường đưa ra mức giá bán khí đốt tự nhiên cao hơn bởi Moscow nắm trong tay quyền kiểm soát thị trường mua bán mặt hàng này. Năm 2012, Mỹ đã phải trả 3,2 cent/kWh khí đốt còn Đức là 9 cent. 
Trong khi đó, nền kinh tế của Nga cũng đang phụ thuộc lớn vào các thương vụ bán hydrocarbon với hơn 50% doanh thu của chính phủ liên bang tới từ ngành năng lượng này. Xét về tổng thể, nền kinh tế Nga có quy mô nhỏ hơn so với Anh hay Brazil, do đó, Tổng thống Putin đã vô cùng khôn ngoan khi tận dụng lợi thế của ngành dầu mỏ để tăng sức nặng cho quốc gia trong các cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự.   
Tuy nhiên, trong bối cảnh, Mỹ và châu Âu áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt tăng cường và Nga cũng đưa ra đòn đáp trả, thì Tổng thống Putin lại phải đối mặt thách thức kiểm soát lực lượng ly khai đang chiến đấu chống lại quân đội chính phủ Kiev tại miền đông Ukraine. Song, ông Francis nhaanjd định với khả năng kiểm soát thị trường năng lượng, Nga hoàn toàn tránh được thách thức trên. 
Dưới đây là con đường từng bước thâu tóm thị trường năng lượng châu Âu của Nga:
Giành toàn quyền kiểm soát ngành công nghiệp dầu mỏ 
Tháng 10/2003, Tổng thống Putin đã ra lệnh bắt giữ Mikhail Khodorovsky, một người theo thuyết đầu sỏ chính trị và giàu có nhất tại Nga. Ngay sau đó, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Khodorovsky là Yukos cũng đã bị bán cho tập đoàn nhà nước OAO Rosneft. Công ty này hiện đang nằm trong danh sách các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. 
Cựu chủ tịch tập đoàn Yukos, ông Mikhail Khodorovsky hầu tòa năm 2004. 
Việc Khodorovsky bị bỏ tù tại Siberia đã khiến không ít chính trị gia chột dạ. Trên thực tế, ông Putin đã trở thành "giám đốc điều hành" của tất cả các công ty dầu mỏ tại Nga. Thậm chí, ông Putin còn có bước đi mạnh mẽ khi đưa Gazprom, công ty dầu mỏ được tư nhân hóa từ thập niên 90, quay trở lại quỹ đạo kiểm soát của chính phủ. 
Tới tháng 12/2013, khi cảm thấy đủ tự tin với chỗ đứng của mình, ông Putin đã thả Khodorovsky sau 10 năm ngồi tù.
Lôi kéo Đức
Tháng 12/2005, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đã thất bại trong các cuộc bầu cử liên bang quốc gia. Nhưng ngay sau đó, ông Schroeder trở thành chủ tịch dự án Nord Stream do Gazprom điều hành.
Vào năm 2009, khi Gazprom cắt nguồn cung khí đốt tới Ukraine, dòng vận chuyển năng lượng tới châu Âu cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Kết quả là Đức và Nga đã đồng thuận xây dựng một đường ông dẫn khí đốt cho riêng mình mang tên Nord Stream dưới lòng Biển Baltic. 
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đứng chụp ảnh cùng Tổng thống Putin năm 2005. 
Khả năng xoay sở của Nga đã giúp quốc gia này giành được không ít bản hợp đồng giá trị lớn từ tập đoàn khổng lồ Siemens của Đức, các nhà sản xuất vũ khí Pháp và nhiều công ty dầu mỏ lớn nhất trên thế giới. Những thỏa thuận mua bán này còn giúp xóa bỏ mọi rào cản trên con đường tiến tới làm bá chủ châu Âu của Nga và tác động từ các lệnh trừng phạt của nhiều quốc gia khác. 
Ngay cả trong thời điểm các cuộc giao tranh ác liệt bùng nổ tại miền đông Ukraine và Crimea hồi tháng Tư năm nay, cựu Thủ tướng Đức Schroeder vẫn tổ chức buổi tiệc mừng sinh nhật lần thứ 70 tại St. Petersburg và chụp những bức ảnh thân thiện với Tổng thống Putin, người mà ông mô tả là "người lãnh đạo theo chế độ dân chủ hoàn mỹ". 
"Thí tốt"
Trong giai đoạn mùa đông năm 2004 và 2006, tập đoàn Gazprom của Nga đã cắt giảm một lượng lớn khí đốt tới Belarus. Hành động này buộc Belarus phải tuân theo những điều khoản đã đạt được các trong cuộc đàm phán về mức giá bán. Còn hiện nay, Belarus đã trở thành một thành viên của "Liên đoàn Thuế quan Âu - Á", một tổ chức thương mại tự do được ông Putin thiết lập nhằm đối chọi lại Liên minh châu Âu (EU). 
Các công nhân Belarus vận chuyển bình khí đốt tới ngôi làng Kamenka. 
Ngay cả, Latvia và Lithuania cũng từng bị Moscow rằn mặt khi cắt nguồn cung khí đốt vài lần do nghi ngờ ngược đãi công dân Nga hay trao các bản hợp đồng tinh lọc dầu và xây dựng cho đối tác châu Âu thay vì Nga. Ukraine và các khách hàng phía hạ lưu dòng luân chuyển khí đốt tại châu Âu đã vài lần trở thành nạn nhân trút giận của Nga khi nguồn cung năng lượng bị hạn chế vào năm 2006 và 2009. 
Quấy rối Ukraine
Nga đã cố gắng kiểm soát Ukraine kể từ khi quốc gia này tuyên bố độc lập vào năm 1991. Hồi tháng 12/2013, đồng minh thân thiết của điện Kremlin là cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã từ chối kết thân với Liên minh châu Âu, đi ngược với nguyện vọng của đại đa số người dân Ukraine, để tham gia vào Liên đoàn Thuế quan Âu – Á của Nga. 
Khi làn sóng biểu tình bùng phát dữ dội, các lực lượng của ông Yanukovych đã phải xuống đường trấn áp đám đông. Và tại thời điểm tình trạng hỗn loạn dường như mất kiểm soát, ông Yanukovych đã buộc phải bỏ trốn sang Nga vào đầu năm nay với cáo buộc tham nhũng. 
Ngay lập tức, Nga đã điều động quân đội tới khu vực biên giới giáp với Ukraine. Trong khi đó, lực lượng ly khai cũng đã được hình thành tại Crimea cũng như miền đông và nam Ukraine, khu vực vốn có số đông người Nga sinh sống. 
Kết quả là vào tháng 2/2014, bán đảo Crimea đã nằm trong vòng kiểm soát của các tay súng ly khai tự tuyên bố trung thành với Nga. Ngày 26/3, người dân tại Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý với đa số phiếu ủng hộ ngay lập tức sáp nhập bán đảo này vào một phần lãnh thổ của Nga. 
Tới tháng Bảy, khi coi hải phận của Crimea thuộc chủ quyền của Nga, Moscow đã đưa ra tuyên bố rằng Gazprom đang nhanh chóng xây dựng tuyến đường dẫn khí đốt "South Stream" (Dòng chảy phương Nam), nằm dưới lòng Biển Đen gần Crimea. 
Đường ống này sẽ chảy trực tiếp tới châu Âu và hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ không còn phụ thuộc vào hệ thống ống dẫn chạy qua Ukraine. Thay vào đó, đường ống mới sẽ đi qua Bulgaria, một đồng minh của Tổng thống Putin và là một đối tác nhận nguồn vốn đầu tư lớn từ Nga. 
Chặn đường ống dẫn từ Azeri tới châu Âu
Nỗ lực của chính phủ phương Tây khi cho xây dựng một đường ống dẫn khí đốt vào năm 2000 mang tên Nabucco chạy từ Azerbaijan qua Georgia và từ Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu, nhằm giúp EU thoát khỏi vòng vây phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga, đã được đề xuất sau sự kiện Nga xâm chiếm Georgia. 
Đường ống phục vụ dự án Nord Stream được lưu giữ tại kho Mukran thuộc Ruegen, một hòn đảo trên biển Baltic. 
Tuy nhiên, nỗ lực này đã gặp thấy bại do Nga có khả năng dùng sức mạnh chính trị buộc các quốc gia Trung và Đông Âu đồng thuận với dự án "Dòng chảy phương Nam". Do đó, nguồn tài chính đầu tư cho Nabucco và cả những dự án năng lượng khác dường như không thu được đồng vốn nào. 
Hồi tháng Tư, nhằm rằn mặt các đối thủ tại vùng biển Caspi, Nga đã tuyên bố tổ chức các cuộc tập trận quân sự và huy động hàng chục tàu thuyền cùng chiến hạm. Thậm chí, Moscow và Tehran còn khẳng định không một cường quốc hải quân hay quân sự nào được phép tiến vào vùng biển này nhằm ám chỉ tới Mỹ. 
Chuyện gì sắp xảy ra?
Hôm 17/7, chiếc máy bay dân dụng của hãng hàng không Malaysia Airlines MH17 đã không may trúng tên lửa tại miền đông Ukraine và gặp nạn, khiến 298 người thiệt mạng. Ngay sau thảm kịch hàng không, Tổng thống Putin đã phủ nhận mọi cáo buộc về việc Nga cung cấp hệ thống tên lửa cho quân nổi dậy tại miền đông Ukraine để bắn hạ MH17. 
Đây cũng là lý do các quốc gia châu Âu quyết định áp đặt thêm lệnh trừng phạt khắt khe hơn với Nga. Đáp trả lại, Tổng thống Putin cũng đã đưa ra đòn phản công, khiến châu Âu gặp không ít khó khăn. Do đó, câu hỏi đặt ra hiện nay là Nga và châu Âu, ai sẽ là người phải nhún đòn trừng phạt trước?
Binh sĩ Ukraine nghỉ ngơi tại Seversk thuộc thành phố Donetsk hồi tháng Bảy. 
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, Nga đã huy động một lượng lớn binh sĩ tới khu vực biên giới giáp với Ukraine, làm dấy lên mối quan ngại về khả năng Tổng thống Putin sẽ tiến hành một cuộc xâm lược. 
Tuy nhiên, dù có hay không tiến hành xâm lược Ukraine, một sự thật không thể phủ nhận là sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga đã khiến châu Âu bị giới hạn về mặt lựa chọn con đường ngoại giao. 
Theo giáo sư Francis, khi đã nắm trong tay quyền kiểm soát cả Ukraine, Georgia và Azerbaijan, Tổng thống Putin có thể thoải mái tận hưởng nguồn lợi từ thị trường buôn bán năng lượng tại châu Âu trong tương lai. Nói cách khác, thiếu nguồn cung năng lượng từ Nga, châu Âu sẽ chỉ còn là một "vùng đất lạnh giá". 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
MINH THU (lược dịch)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét