CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Người chiến sỹ Công an vũ trang giới tuyến năm xưa


Ngôi nhà nhỏ nằm khiêm nhường, lặng lẽ bên dòng Bến Hải, cách đầu cầu Hiền Lương khoảng 200m về phía Đông, hoang phế, rêu mốc hàng chục năm nay, bởi thiếu vắng bàn tay người chăm sóc. Không gian ấy trở nên buồn hơn khi ông Trần Ngọc Châu - người chiến sỹ Công an nhân dân vũ trang giới tuyến năm xưa trút hơi thở cuối cùng trong ngôi nhà này vào hồi 0 giờ 2 phút, ngày 26-6-2014, thọ 85 tuổi.
Ông Trần Ngọc Châu.
Trong nghi ngút khói hương với hàng chục vòng hoa, bức trướng của tập thể, cá nhân xếp chồng lên nhau trong một không gian hẹp, nổi lên tấm ảnh của ông với quân phục bạc màu, lấp lánh huân chương, huy chương trên ngực, đã phần nào ghi nhận công lao và sự cống hiến của ông - một người lính đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và anh dũng của dân tộc. Tại nơi đây ông cất tiếng khóc chào đời và trút hơi thở cuối cùng, con sông nhỏ sau lưng nhà ông, một thời máu lửa do quân thù mưu toan chia cắt đất nước, bây giờ trở thành dòng sông huyền thoại và khu di tích đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông ở bờ Bắc, bà Trần Thị Dĩnh - vợ ông ở bờ Nam. Bà Dĩnh là người con gái đẹp người, đẹp nết, mỗi ngày đi làm phải lánh mặt những tên cảnh sát ở đồn Xuân Hòa. Chúng tìm mọi cách trêu ghẹo, lôi kéo với dã tâm phá hoại mối tình thủy chung ấy, bởi chúng biết bà có chồng tập kết ở miền Bắc. Nhiều lần ông cùng đồng đội tuần tra dọc bờ phía Bắc, thấy vợ mình xuống sông giặt áo, ông không dám gọi mà phải lánh mặt đi, vì nếu để địch phát hiện thì đòn roi tra tấn sẽ giáng xuống đầu bà Dĩnh tại đồn Xuân Hòa hoặc quận Trung Lương và những nhà tù khác.
Bà Dĩnh sinh được một con trai, đó là kết quả của lần gặp nhau để ngày mai ông Châu lên đường ra Bắc tập kết. Nhưng niềm vui vừa chợt đến thì con trai ông lâm bệnh qua đời. Vượt qua nỗi đau tiếp tục làm nhiệm vụ ở giới tuyến tạm thời thêm một thời gian, ông được trên điều động về Đại đội 2, Tiểu khu 12. Ông là người cưỡi ngựa giỏi. Vó ngựa tuần tra của ông và đồng đội đã in dấu một thời trên những nẻo đường giới tuyến.

Khi cách mạng miền Nam yêu cầu, ông tình nguyện trở về quê hương chiến đấu. Trong một trận đánh, ông bị thương nặng tưởng chừng không qua khỏi. Đơn vị đưa ông ra miền Bắc chữa trị, vết thương vừa lành, ông lại tình nguyện trở về miền Nam, tiếp tục chiến đấu.

Năm 1967, đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu "Trắng hóa khu phi quân sự", bà Dĩnh chuyển ra miền Bắc. Vợ chồng gặp lại nhau sau bao năm xa cách. Tuy tuổi xế chiều, bà Dĩnh đã sinh cho ông một gái, một trai. Theo nghiệp cha, con trai Trần Ngọc Quý vào BĐBP, sau đó được điều về công tác tại một đồn BP miền Tây Quảng Trị.
Cuộc đời không tránh khỏi những bước thăng trầm, sóng gió, bà Dĩnh đang làm vườn thì bị đột qụy rồi qua đời, ông một mình ở quê lao động sản xuất, làm bí thư chi bộ, công an viên. Bệnh tật không tha người già, ông mắc chứng tiểu đường, rồi u xơ tuyến tiền liệt.

Một rủi ro nữa lại đến với ông khi đang đùa vui với cháu thì bị ngã gãy xương chỏm. Ông đành rời quê nhà vào ở với con, cháu tại Đông Hà. Việc cơm cháo, thuốc thang đều nhờ người con dâu làm việc ở Bệnh xá Biên phòng. Chị vừa gánh vác việc nội trợ, vừa chăm sóc ông và hai con nhỏ. Hơn hai năm nằm trên giường bệnh, ông vẫn chịu khó chữa trị, nhưng rồi bệnh ngày một nặng, các con ông quyết định đưa ông về quê. Lúc này, con trai đang đi công tác tại Viêng Chăn (Lào). Khi anh về đến nhà, ông đã ra đi mãi mãi.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhà nước có chủ trương vận động các mẹ nhận bộ đội làm "con đỡ đầu", Trần Ngọc Châu được mẹ Phan Thị Khuệ ở xóm Bàu, xã Vĩnh Trung, nhận làm mẹ chiến sỹ. Mẹ thương yêu, đùm bọc, nuôi nấng ông suốt cuộc kháng chiến trường kỳ. Khi bà qua đời, con trai bà là ông Trần Văn Dư vẫn giữ mối tình ấy như ruột thịt.

Khi ông Dư qua đời, hai con ông là Trần Văn Luận và Trần Văn Lực luôn đi về thăm hỏi gia đình ông Châu, đặc biệt là trong những dịp lễ, tết hoặc khi gia đình có việc hiếu hỷ. Các con ông Châu luôn trân trọng, giữ gìn mối quan hệ nghĩa tình sâu nặng ấy. Trong ngày tang lễ ông Châu, hai anh Luận và Lực cùng gia đình đều có mặt phúng viếng, đưa tiễn ông như những người ruột thịt trong gia đình.

Còn đồng đội của ông, nhiều người đã ngoài tuổi 80, khi biết tin ông qua đời, họ đều tìm về thắp nén hương lòng, tiễn đưa ông về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Phó Tổng biên tập báo Biên phòng và Thượng tá, QNCN Phùng Thị Lý Hoa, Trưởng ban Phát hành và Dịch vụ Truyền thông của báo (con gái của cố đạo diễn Nghệ sĩ Ưu tú Phùng Bá Gia, nguyên Đoàn trưởng Điện ảnh BĐBP) trên đường đi công tác, được tin đã về viếng ông với tấm lòng trân trọng.

Hình ảnh của ông, biểu tượng của một thời chia cắt hai miền Nam - Bắc, chồng Bắc vợ Nam, đã được các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương khai thác để tuyên truyền vào các ngày lễ, ngày truyền thống của BĐBP, mãi còn trong tâm tưởng của đồng chí, đồng đội.
Nguyễn Minh Châu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét