Một binh sĩ quân đội Ukraine nằm ngủ trong chiến hào vây quanh thành phố Donetsk |
Washington đã quá thành công khi hướng công luận ở Mỹ và phần châu Âu thuộc NATO tin là những điều đó gây ra bởi chiến lược gây hấn của Nga và Ukraine chỉ còn cách gia nhập NATO cũng như Liên minh châu Âu để phòng thân
William Pfaff, cây bút bình luận nổi tiếng từng phụ trách chuyên mục quốc tế của báo International Herald Tribune suốt một phần tư thế kỷ, trình bày một góc nhìn rất riêng của ông về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Ông là người Mỹ, nhưng hiện sống ở Paris (Pháp).
NNVN xin giới thiệu tới bạn đọc những quan điểm đáng chú ý nhất trong bài viết có tựa đề “America started this Ukraine crisis” của William Pfaff. (Tựa đề doNNVN đặt)
Tôi lấy làm lạ là giới bình luận Âu - Mỹ chẳng mấy ai để ý đến cuộc khủng hoảng Ukraine là do Mỹ khơi gợi và không đến nỗi quá khó để thấy được kết cục của nó không khéo sẽ là một cuộc chiến.
5 tỷ USD là số tiền Hoa Kỳ rót cho các hoạt động ủng hộ dân chủ ở Ukraine kể từ khi Liên Xô tan rã, theo tiết lộ với CNN của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á Âu Victoria Nuland. |
Washington đã quá thành công khi hướng công luận ở Mỹ và phần châu Âu thuộc NATO tin là những điều đó gây ra bởi chiến lược gây hấn của Nga và Ukraine chỉ còn cách gia nhập NATO cũng như Liên minh châu Âu để phòng thân.
Đó cũng là cách để xói mòn vị thế trên chính trường nội địa của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tất cả cùng đang diễn ra theo chiều hướng tồi tệ và nguy hiểm.
Cuộc đảo chính ở Ukraine hồi tháng 2 được chuẩn bị từ Washington.
Cớ gì mà Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á Âu Victoria Nuland cùng với một vài nhân vật từ châu Âu và giới tìn báo xuất hiện đúng lúc với các cá nhân Ukraine “ôn hòa” sau cuộc lật đổ có tính toán nhằm vào Tổng thống tham nhũng nhưng được dân bầu Viktor Yanukovych?
Nhưng rồi tình hình đã mất kiểm soát. Cảnh sát chống bạo động và lực lượng đối lập đã mất kiểm soát. Vào lúc đó, ứng cử viên được Mỹ chọn cho ghế Thủ tướng, Arseniy Yatsenyuk đã thốt lên tuyệt vọng: “Ukraine rơi vào mớ hỗn độn mất rồi”.
Ngay sau khi mớ hỗn độn tạm lắng, ông Yatsenyuk mà Trợ lý Victoria Nuland vẫn gọi là “Yats” được trang trọng mời đến Nhà Trắng và dùng cơm tối với Tổng thống Mỹ.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) đến Kiev để thể hiện sự ủng hộ với Ukraine và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk (trái)
Đây là bước tiến mới nhất trong chuỗi hành động bội ước với những gì mà Mikhail Gorbachev (cựu Tổng thống Liên Xô) và George H.W. Bush (cựu Tổng thống Mỹ) đã cam kết khi thống nhất nước Đức, rằng NATO chỉ được dừng lại ở ranh giới CHDC Đức (cũ).
Đâu mới là mục tiêu cuối cùng của biến cố này? Hay là tạo ra một nội chiến đông - tây ở Ukraine? Tại sao lại có quyền lợi của nước Mỹ ở đây?
Lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine
Những lợi ích cốt lõi mà Tổng thống Putin đã vạch ra là thế này: NATO chấm dứt nhúng tay vào Ukraine; quân đội Mỹ không hiện diện sát biên giới Nga; bảo vệ văn hóa Nga ở Đông và Nam Ukraine; Crimea thuộc Nga.
Và Putin sẽ không bỏ cuộc.
Về tương lai dài hạn, ông ta cho rằng nước Mỹ sẽ suy yếu. Nhưng ông ta không tìm kiếm liên minh với Trung Quốc đang trỗi dậy, mà là với Đức - quốc gia mà ông đánh giá sẽ sớm trở thành thủ lĩnh của một châu Âu đầy quyền lực.
Và nước Mỹ đã vào cuộc.
Để rồi chỉ còn một giải pháp khả dĩ: Đàm phán ngừng bắn trên biên giới Ukraine với thỏa thuận bảo trợ tay ba giữa Nga, Mỹ và EU để đảm bảo có được Ukraine độc lập và tự trị.
Ngược lại có thể sẽ là một cuộc chiến tranh.
ĐỨC HUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét