Tổng thống Nga Putin |
Ngày 3.2, Tổng thống Nga Putin đòi Ukraine trả nợ vay 3 tỷ USD, vì Nga cần số tiền này để xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế Nga, theo hãng tin Bloomberg.
Tuần qua, Nga chi 2,3 ngàn tỷ rúp (34,7 tỷ USD) cho chương trình kích cầu kinh tế 2015, chủ yếu để bảo lãnh cho các ngân hàng cùng những công ty lớn.
Gói kích cầu “chống khủng hoảng này nhằm đối phó cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khoản chi ngân sách tăng để hỗ trợ xã hội và nông nghiệp, cùng với mức chi quốc phòng tăng trong khi các khoản chi khác phải cắt giảm 10 %.
Nga là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đang ở bên bờ vực suy thoái, sau khi giá dầu rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, trong khi đồng rúp mất giá khoảng 50 % so với đồng USD, do Nga bị Mỹ và EU áp lệnh cấm vận Nga với cớ rằng Nga can thiệp vào cuộc nội chiến ở đông Ukraine. Nga kịch liệt bác bỏ cáo buộc này.
Nay Tổng thống Nga Putin đòi Ukraine trả nợ vay 3 tỷ USD. Ông nói với các quan chức chính phủ Nga trong một cuộc họp ở ngoại ô Moscow hôm 3.2:
Quỹ Wellbeing của Nga -gồm khoản nợ trên mà Ukraine phải trả vào cuối năm 2015-phải được sử dụng “ cho nhu cầu riêng của Nga”, vì “cần có thêm nguồn tiền bổ sung cho chương trình kích cầu kinh tế”.
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói đến khả năng đòi Ukraine trả nợ, Bộ trưởng Phát triển kinh tế Alexei Ulyukayev khẳng định cuộc họp chính phủ không bàn vấn đề này.
Bloomberg bình luận việc ông Putin đòi nợ không gây bất ngờ. Vài tuần qua, Nga nhiều lần đe dọa đòi lại khoản nợ này.
Theo hãng tin RIA Novosti, ngày 10.1.2015, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thậm chí tuyên bố: Ukraine vi phạm các thỏa thuận vay nợ, nên Nga “có đủ lý do để đòi Ukraine sớm trả nợ”, vì nợ công của Ukraine đã vượt quá 60 % GDP.
Hiện xem ra Ukraine an toàn. Người pháp ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin nói với các nhà báo, rằng “không nên cho rằng bình luận của Tổng thống Putin là yêu cầu sớm trả nợ cổ phiếu Eurobond mà Nga đã mua. Chúng tôi không muốn một Ukraine bị phá sản”, theo Bloomberg.
Nhưng ngày 14.1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev từng nói: Moscow sẽ sớm có quyết định nên đòi nợ sớm hay không.
Số cổ phiếu Eurobond do Nga mua của Ukraine, là khoản đầu tiên trong kế hoạch giải cứu kinh tế Ukraine, mà ông Putin thỏa thuận với Tổng thống Ukraine, ông Viktor Yanukovych, hồi tháng 12.2013.
Nga ngưng bảo lãnh sau khi dân Kiev lật đổ ông Yanukovych hồi tháng 2.2014.
Nếu Nga thực sự đòi lại khoản tiền cho Ukraine vay, sẽ đẩy Ukraine vào cảnh phá sản. “Thời điểm trả nợ thật tệ hại cho Ukraine”, theo chuyên gia Tomas Hirst của tờ Insider Business Times.
Ông nêu “Ukraine cần phải trả nợ vay nước ngoài 19 tỷ USD trong 3 năm tới, cụ thể là trả 7,5 tỷ USD năm 2015, thêm 4,7 tỷ USD năm 2016 và 6,6 tỷ USD năm 2017, trong khi nền kinh tế Ukraine đang rất èo uột”.
Ukraine hiện thương lượng với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để gia hạn khoản vay bảo lãnh 17 tỷ USD và để tránh bị phá sản, dù quân đội đang phải đấu với quân ly khai ở miền đông.
Kiev dự báo nền kinh tế Ukraine sẽ suy thoái 4,3 % trong năm nay, sau khi bị giảm 7,5 % trong năm 2014.
Ukraine cũng dự tính gặp người nắm các cổ phiếu nước ngoài, để thương lượng gia hạn vay, theo Bộ trưởng Tài chính Natalie Jaresko nói ngày 22.1.
Theo EU, Ukraine cần thêm 17 tỷ USD ngoài số tiền vay bảo lãnh của IMF, để có thể tồn tại.
Mai Hà (theo Bloomberg)
Tuần qua, Nga chi 2,3 ngàn tỷ rúp (34,7 tỷ USD) cho chương trình kích cầu kinh tế 2015, chủ yếu để bảo lãnh cho các ngân hàng cùng những công ty lớn.
Gói kích cầu “chống khủng hoảng này nhằm đối phó cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khoản chi ngân sách tăng để hỗ trợ xã hội và nông nghiệp, cùng với mức chi quốc phòng tăng trong khi các khoản chi khác phải cắt giảm 10 %.
Nga là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đang ở bên bờ vực suy thoái, sau khi giá dầu rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, trong khi đồng rúp mất giá khoảng 50 % so với đồng USD, do Nga bị Mỹ và EU áp lệnh cấm vận Nga với cớ rằng Nga can thiệp vào cuộc nội chiến ở đông Ukraine. Nga kịch liệt bác bỏ cáo buộc này.
Nay Tổng thống Nga Putin đòi Ukraine trả nợ vay 3 tỷ USD. Ông nói với các quan chức chính phủ Nga trong một cuộc họp ở ngoại ô Moscow hôm 3.2:
Quỹ Wellbeing của Nga -gồm khoản nợ trên mà Ukraine phải trả vào cuối năm 2015-phải được sử dụng “ cho nhu cầu riêng của Nga”, vì “cần có thêm nguồn tiền bổ sung cho chương trình kích cầu kinh tế”.
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói đến khả năng đòi Ukraine trả nợ, Bộ trưởng Phát triển kinh tế Alexei Ulyukayev khẳng định cuộc họp chính phủ không bàn vấn đề này.
Bloomberg bình luận việc ông Putin đòi nợ không gây bất ngờ. Vài tuần qua, Nga nhiều lần đe dọa đòi lại khoản nợ này.
Theo hãng tin RIA Novosti, ngày 10.1.2015, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thậm chí tuyên bố: Ukraine vi phạm các thỏa thuận vay nợ, nên Nga “có đủ lý do để đòi Ukraine sớm trả nợ”, vì nợ công của Ukraine đã vượt quá 60 % GDP.
Hiện xem ra Ukraine an toàn. Người pháp ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin nói với các nhà báo, rằng “không nên cho rằng bình luận của Tổng thống Putin là yêu cầu sớm trả nợ cổ phiếu Eurobond mà Nga đã mua. Chúng tôi không muốn một Ukraine bị phá sản”, theo Bloomberg.
Nhưng ngày 14.1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev từng nói: Moscow sẽ sớm có quyết định nên đòi nợ sớm hay không.
Số cổ phiếu Eurobond do Nga mua của Ukraine, là khoản đầu tiên trong kế hoạch giải cứu kinh tế Ukraine, mà ông Putin thỏa thuận với Tổng thống Ukraine, ông Viktor Yanukovych, hồi tháng 12.2013.
Nga ngưng bảo lãnh sau khi dân Kiev lật đổ ông Yanukovych hồi tháng 2.2014.
Nếu Nga thực sự đòi lại khoản tiền cho Ukraine vay, sẽ đẩy Ukraine vào cảnh phá sản. “Thời điểm trả nợ thật tệ hại cho Ukraine”, theo chuyên gia Tomas Hirst của tờ Insider Business Times.
Ông nêu “Ukraine cần phải trả nợ vay nước ngoài 19 tỷ USD trong 3 năm tới, cụ thể là trả 7,5 tỷ USD năm 2015, thêm 4,7 tỷ USD năm 2016 và 6,6 tỷ USD năm 2017, trong khi nền kinh tế Ukraine đang rất èo uột”.
Ukraine hiện thương lượng với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để gia hạn khoản vay bảo lãnh 17 tỷ USD và để tránh bị phá sản, dù quân đội đang phải đấu với quân ly khai ở miền đông.
Kiev dự báo nền kinh tế Ukraine sẽ suy thoái 4,3 % trong năm nay, sau khi bị giảm 7,5 % trong năm 2014.
Ukraine cũng dự tính gặp người nắm các cổ phiếu nước ngoài, để thương lượng gia hạn vay, theo Bộ trưởng Tài chính Natalie Jaresko nói ngày 22.1.
Theo EU, Ukraine cần thêm 17 tỷ USD ngoài số tiền vay bảo lãnh của IMF, để có thể tồn tại.
Mai Hà (theo Bloomberg)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét