CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Phương Tây bất lực với thách thức của ông Putin?

BizLIVE - Trong khi trang nhất hầu hết các tờ báo Pháp đều tập trung vào các chủ đề nóng trong nước thì nhật báo Công giáo La Croix với tựa lớn: "Làm thế nào đối mặt với nước Nga của Putin", theo mục điểm báo của RFI.

Phương Tây bất lực với thách thức của ông Putin?

Đây là câu hỏi cho một vấn đề rất thời sự khi châu Âu và Hoa Kỳ đang cố tìm cách kiềm chế chính sách của Kremlin, đặc biệt tại Ukraine.
Mở đầu bài viết với tiêu đề: "Putin, sự cám dỗ của một đế quốc", La Croix đặt câu hỏi: Nước Nga sẽ đi tới đâu?
Năm 2008, chính quyền Nga đã tách Nam Osetia ra khỏi Gruzia trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng.
Năm 2014, Nga chiếm Crimea bằng cách đưa đặc nhiệm rồi cho tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.
Giờ đây Moscow lại hỗ trợ các cuộc tấn công của phe nổi dậy đòi ly khai tại miền Đông Ukraine.
Những diễn biến như vậy khiến các nước trong Liên hiệp Châu Âu, đặc biệt là các nước Cộng hòa vùng Baltic đặt câu hỏi điều gì sẽ diễn ra sau Ukraine?
Tác giả bài viết ghi nhận không khí của cuộc "chiến tranh lạnh" bao phủ lên thành phố Moscow. "Chính quyền Nga lúc này chỉ trông cậy vào sức mạnh, những phát biểu mạnh mẽ và cả những lời nói dối dân chúng".
Theo La Croix, từ khi lên nắm quyền, không phải lúc nào Tổng thống Vladimir Putin cũng có lập trường chống phương Tây mạnh như bây giờ.
Theo chuyên gia Arnaud Dubien, Giám đốc Viện quan sát chính trị Pháp – Nga thì năm 2000, "khi lên kế tục Boris Eltsin, tân lãnh dạo Nga hiểu là đất nước ông phải hiện đại hóa bằng cách xích lại gần châu Âu và đặc biệt là nước Đức".
Cựu sĩ quan phản gián Liên Xô này còn muốn bình đẳng với Hoa Kỳ, mỗi bên giữ trường ảnh hưởng riêng của mình.
Nhưng ông Putin đã nhanh chóng đổi giọng sau những sự kiện như Mỹ xâm lược Iraq, NATO mở rộng đến các quốc gia vùng Baltic và nhất là từ khi các cuộc "cách mạng màu" ở Ukraine và Gruzia hướng các quốc gia này ngả theo Phương Tây.
Ông Putin, bằng con mắt của một nhân viên tình báo đã nhìn thấy không gian hậu Xô Viết bị các thế lực nước ngoài xâm nhập. Sự rạn vỡ trong quan hệ với Phương Tây bắt đầu từ năm 2008.
Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 3 này, ông Putin đã từng nhận định rằng sự "tan rã của Liên bang Xô Viết là tai họa lớn nhất của thế kỷ XX".
La Croix nhận định, có vẻ như cựu nhân viên phản gián đã bị choáng váng trước việc Liên Xô sụp đổ trong đầu thập niên 1990. Quyết tâm phục thù những kẻ đã thắng cuộc trong chiến tranh lạnh là ý tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại của ông Putin.
Theo La Croix, để thực hiện chính sách đó, chính quyền Nga dựa trên hệ tư tưởng cũ cũng như mới nhằm bảo vệ chủ nghĩa đế quốc Nga.
Sự ủng hộ với thiểu số dân nói tiếng Nga tại Ukraine, Moldova, Kazakhstan thậm chí ở Litva hay Estonia, là lập luận của Kremlin để gây ảnh hưởng trong không gian hậu Xô Viết.
Cái quyền can thiệp nhân danh bảo vệ các cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga đang được chính quyền Putin thực hiện cho mục tiêu trên.
La Croix đặt câu hỏi liệu Nga có ý đồ đẩy xa hơn nữa chính sách can thiệp hiện nay?
Tờ báo dẫn lời chuyên gia Arnaud Dubien cho rằng: "Can thiệp vào Gruzia hay Ukraine, chiến lược của Nga là ngăn chặn các nước láng giềng ký hiệp định đối tác kinh tế hoặc quân sự với Liên hiệp châu Âu và NATO, chứ không phải là Nga muốn dùng sức mạnh chinh phục các nước này". 
Để đối mặt với thách thức nước Nga của Putin, La Croix cho rằng cần phải "tìm lại tính hợp lý".
Xã luận của tờ báo nhận định, trong vụ Ukraine, chắc chắn phương Tây đã mắc phải nhiều hành động vụng về.
Họ đã đánh giá thấp sự phức tạp những thách thức lịch sử trong vùng, nơi mà trong nhiều thế kỷ qua đã phải chịu không ít đau khổ vì những phân tranh giới tuyến của nhiều đế chế.
Đây là vùng đất mà ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo vẫn đan xen với nhau và thường là đối đầu nhau.
Liên hiệp Châu Âu, một mô hình cùng tồn tại giữa các quốc gia lâu nay vốn đối kháng nhau có thể đề nghị với Nga một ý tưởng mới, kiểu như một sự đỡ đầu chung cho Ukraine, giúp nước này tái thiết và tìm được một vị trí ở giữa hai khối.
Tờ báo đưa ra thí dụ như mô hình trung lập của Phần Lan. Nhưng La Croix nhận thấy giả thuyết trên chỉ có thể thực hiện nếu nước Nga của ông Putin có thiện chí hành động hợp tình hợp lý.
Điều mà lúc này dường như vẫn còn chưa có.
ANH VŨ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét