Mặc dù công khai tiết lộ cuộc đảo chính tại Ukraine có bàn tay của Mỹ, nhưng có lẽ Washington sẽ “ý tứ” hơn khi viện trợ vũ khí cho Kiev.
Obama thừa nhận đảo chính tại Ukraine có sự nhúng tay của Washington
Trong cuộc phỏng vấn của CNN, ông Obama thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã làm trung gian trong vụ "chuyển giao quyền lực" ở Ukraine. Sự công nhận này đã được thực hiện khi tổng thống Mỹ trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, do InoTV chuyển ngữ.
Nói cách khác, nhà lãnh đạo Mỹ thừa nhận, cuộc đảo chính ở Ukraine hồi tháng 2-2014 - dẫn đến cuộc nội chiến ở Ukraine - đã xảy ra với sự tham gia trực tiếp về mặt tổ chức và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Điều này từ trước đến nay người ta đều hiểu nhưng đây là lần đầu tiên được Mỹ thừa nhận.
Trả lời câu hỏi về hiệu quả chính sách của Mỹ đối với Nga, ông Barack Obama bày tỏ ý kiến rằng có hiệu quả và liên kết chính sách đó với những "quyết định sai lầm của ông Putin".
Tổng thống Mỹ Obama cho rằng, quyết định sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Putin chẳng phải xuất phát từ “một chiến lược vĩ đại nào đó”, mà trong thực tế, bởi ông Putin quá bất ngờ trước những cuộc biểu tình Maidan, cũng như vụ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đào tẩu.
Ông Obama còn nhấn mạnh là kể từ khi Mỹ hành động như một bên trung gian trong việc chuyển giao quyền lực ở Ukraine, những hành động “bộc phát” của ông Putin đưa vị Tổng thống Nga đã cấu thành sự vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine"- ông Obama nói.
Như vậy, ông Obama đã bác bỏ tất cả mọi tuyên bố trước đây của các chính trị gia và các nhà ngoại giao Mỹ, suốt thời gian qua liên tục khẳng định rằng Euromaidan hoàn toàn là phong trào “nội bộ Ukraine”, do người dân nước này phát động chống lại chế độ tham nhũng Yanukovych.
Bàn tay của Mỹ đã dẫn đến cuộc nội chiến ở miền đông Ukraine |
Đã từ lâu, người ta thừa biết rằng, hình ảnh của Washington luôn gắn liền các cuộc "cách mạng màu" ở khắp nơi trên thế giới, từ Ai Cập, Iraq cho đến Nam Tư, Gruzia, Ukraine, để lại bao hậu quả đau thương cho nhân dân các nước được hưởng quy chế “dân chủ kiểu Mỹ”.
Một năm trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland công bố rằng Hoa Kỳ đã đầu tư 5 tỷ USD cho sự “phát triển dân chủ” tại Ukraine. Một nền dân chủ như vậy đòi hỏi nhân quyền và thay đổi chế độ thông qua bầu cử hợp pháp. Nhưng cuộc “Cách mạng" ở Kiev và hoạt động trừng phạt ở Donbass đã chứng tỏ rằng nền dân chủ ở Ukraine đã được dựng lên như thế nào.
Sự thừa nhận của ông Barack Obama một lần nữa khẳng định rằng tuyên bố của các quan chức Kiev hiện nay về "một nước Ukraine vĩ đại, thống nhất và chủ quyền" không có gì khác hơn là cụm từ trống rỗng.
Làm sao mà Ukraine có thể độc lập, nếu lãnh đạo được nước ngoài đưa lên nắm quyền? Làm sao Ukraine có chủ quyền khi đường lối lãnh đạo đất nước bị người khác chi phối? Làm sao Ukraine có thể “thống nhất” được khi lãnh đạo hiện nay ở Kiev luôn đưa ra những khẩu hiệu to tát nhưng lại không thèm đếm xỉa đến ý nguyện của nhân dân?
Bình luận về việc sát nhập Crimea vào Nga, Tổng thống Hoa Kỳ bày tỏ ý kiến rằng các cuộc biểu tình phản đối ở Kiev khiến Moscow bị bất ngờ. Và vụ "thôn tính lãnh thổ Ukraine" - theo cách dùng từ của phương Tây - chỉ là một kiểu phản ứng của Nga đối với thực tế xảy ra.
Tuy nhiên, ông Obama đã không đi sâu vào vấn đề và không nói đến nguyện vọng của người dân Crimea thông qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 16-3-2014, hoặc về chuyện giới dân tộc chủ nghĩa Ukrainian đã chuẩn bị những "đội quân của thần chết" để phái đến bán đảo với sứ mệnh tấn công trừng phạt.
Hiện đang có một số nước NATO ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ukraine? |
Nếu Crimea không quay về quê hương lịch sử của mình, nó sẽ được tắm máu, tương tự như những gì đang xảy ra hiện nay tại Donbass. Và hiện giờ có lẽ Hạm đội Biển Đen của Nga đã bị “đuổi cổ”, đồng thời một vài căn cứ của NATO được dựng lên ở Crimea, xiết chặt vòng vây xung quanh nước Nga.
Trong cuộc phỏng vấn của CNN, Tổng thống Mỹ đã cố gắng trấn an cộng đồng thế giới khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ và thế giới không hề mong muốn một cuộc xung đột quân sự thực sự giữa Nga và Mỹ. Ngôn từ của ông Obama được đưa ra khá khôn khéo và không mang tính chất hiếu chiến.
Tuy nhiên, không hẳn là điều này đã nói lên thực tế là Mỹ sẽ không viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine. Với quyết tâm hậu thuẫn chính quyền Kiev, Mỹ sẽ tìm mọi cách, “qua mặt” Nga để cung cấp vũ khí, trang bị cho quân đội nước này, hy vọng giành chiến thắng trước lực lượng ly khai Donbass.
Mỹ mượn tay NATO để cung cấp vũ khí cho Ukraine?
Kiev không thể hy vọng ở sự hỗ trợ quân sự chính thức và công khai của Washington, mặc dù hy vọng đặt vào sự Mỹ là rất lớn. Tổng thống Mỹ đã nói rằng Hoa Kỳ "có những hạn chế về sự can thiệp quân sự", "vì thực lực của quân đội Nga" và "Ukraine không phải là thành viên của NATO."
Vì vậy, Mỹ sẽ hỗ trợ Kiev theo cách mà họ đã và đang làm là tiếp tục hành động cung cấp cố vấn, vũ khí và đạn dược cho lực lượng Ukraine đang tiến hành chiến dịch trừng phạt Donbass, một cách không công khai. Đồng thời, qua thái độ của ông Obama, khả năng cung cấp vũ khí hạng nặng của NATO cho Ukraine có vẻ là hợp logic.
Theo The New York Times, các cựu quan chức Mỹ cao cấp đã chuẩn bị một bản báo cáo kêu gọi Nhà Trắng cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev trị giá 3 tỷ USD. Báo cáo xác định rằng mục đích của khoản viện trợ giết người này là phương Tây cần tăng cường kiềm chế Nga tại Ukraine.
Mỹ sẽ mượn tay một số nước NATO để cung cấp vũ khí cho Ukraine? |
Theo báo này, tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của Mỹ và NATO ở châu Âu, tướng Philip Breedlove và nhiều quan chức cao cấp Hoa Kỳ như Thượng nghĩ sĩ John Mccain, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice… đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định này.
New York Times cho rằng, tuy Tổng thống Obama vẫn chưa quyết định về việc cung cấp vũ khí sát thương nhưng sau một loạt thất bại nghiêm trọng của lực lượng Ukraina trong những tuần gần đây, chính quyền Obama đang nghiêm túc xem xét về gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine. Dĩ nhiên, điều này không có gì mới vì hiện nay Washington đã làm điều đó rồi.
Ngày 2-2, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng cảnh báo là hành động này sẽ vi phạm thỏa thuận 4 bên ở Geneva. Khi đó, Mỹ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nếu Washington phá thỏa thuận, cung cấp vũ khí cho Kiev thì khản năng là Moscow cũng sẽ không ngần ngại cung cấp vũ khí nặng cho phe ly khai Donbass.
Nếu lực lượng vũ trang của DPR và LPR được cung cấp thêm máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, tăng-thiết giáp hạng nặng của Nga thì dù Mỹ có cho Kiev bao nhiêu phương tiện chiến đấu thì quân chính phủ cũng sẽ thất bại trước lực lượng ly khai trên chiến trường miền đông nước này. Bởi vậy, Washington sẽ không làm vậy.
Ông Obama sẽ không kích động Nga bằng hành động thiếu suy nghĩ như vậy mà sẽ mượn tay một số quốc gia “tích cực chống Nga” trong NATO để bán vũ khí cho Ukraine. Nga tuy có thể dùng ảnh hưởng để ngăn một số nước như Bosnia và Herzegovina nhưng không thể cản Ba Lan, Canada… bán hoặc viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine, Nga cũng làm tương tự với phe ly khai Donbass |
Trên thực tế, trước đây Canada đã cung cấp một số loại vũ khí nhẹ, thậm chí là biếu không 20 máy bay chiến đấu F-18 Hornet cho quân đội Ukraine, còn Lithuania, Ba Lan cũng đã từng tuyên bố sẽ bán vũ khí cho Kiev miễn là có tiền, mà tiền thì Washington có thể cung cấp cho Kiev.
Trước đây, quan chức chính quyền Kiev đã từng tuyên bố nhận được viện trợ quân sự từ 5 nước thành viên NATO. Sau trận chiến ở sân bay Donetsk, quân ly khai đã trưng ra bằng chứng là súng máy, tiểu liên M-16, súng ngắn Browning cùng một số quân trang NATO thu được ở sân bay này, sau khi quân đội Ukraine rút chạy.
Mặc dù Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng khơi dậy xung đột quân sự thực sự giữa Mỹ và Nga không phải là quyết định khôn ngoan, nhưng ông Obama cũng không quên đe dọa là sẽ "áp dụng các hành động cần thiết để bảo vệ đồng minh".
Ngày mai, 5/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Tổng tham mưu trưởng liên quân tướng Martin Dempsey và trợ lý của tổng thống về an ninh quốc gia Susan Rice sẽ có chuyến thăm Kiev. Rất có thể, chuyến thăm của những quan chức này sẽ có liên quan đến vấn đề viện trợ quân sự cho Ukraine.
Trước đó, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Châu Âu, Trung tướng Frederick Ben Hodges cũng đã đến Ukraine với mục đích bàn bạc về việc huấn luyện binh lính quân đội và lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine, nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng vũ trang nước này trong cuộc chiến với lực lượng ly khai Donbass.
- Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét