Tàu tuần duyên Rajshree của hải quân Ấn Độ. |
Thủ tướng Modi cho biết Ấn Độ sẽ bán cho Việt Nam 4 chiếc tàu tuần tra và đồng ý một khoản tín chấp trị giá 100 triệu USD để giúp Việt Nam sở hữu 4 chiếc tàu này.
Thời báo Bắc Kinh nhận định “sự kiện trên diễn đến sau cuộc gặp gỡ với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Ấn Đô từ ngày 27 – 28.10”
Nhà lãnh đạo Ấn Độ cho biết hợp tác quốc phòng với Việt Nam là “cực kỳ quan trọng” và ông cũng nói rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục có những nỗ lực nhằm giúp hiện đại hóa lực lượng an ninh, quốc phòng của VN, trong đó bao gồm các chương trình huấn luyện, tập trận chung và hợp tác trang thiết bị quốc phòng.
Hôm 29.10, Hoàn cầu thời báo (một tờ báo bị phương Tây coi là lá cải nhưng lại là phụ san của Nhân dân nhật báo – tiếng nói chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc), đã cảnh báo New Delhi phải suy nghĩ về những hậu quả tiềm năng cho quan hệ Trung-Ấn, trước khi bán tên lửa và tàu tuần tra cho Việt Nam.
Trước đó một hôm, ngày 28.10, đài New Delhi Television cho hay Ấn Độ đang có kế hoạch bán tên lửa chống hạm BrahMos tầm ngắn và tàu tuần tra cho Việt Nam. Họ nói rằng cả hai quốc gia đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nên Ấn Độ đang cố gắng nhằm tăng cường hợp tác với Việt Nam. Đồng thời cho biết Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm New Delhi vào ngày 27.10 để thảo luận về hợp tác quân sự với Ấn Độ.
Báo Ấn Độ cũng nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ấn Độ trợ giúp thêm trong việc đào tạo sinh viên sĩ quan hải quân Việt Nam cũng như việc triển khai các vệ tinh của quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với truyền thông Ấn Độ rằng ông hoan nghênh tàu chiến Ấn Độ tới thăm và giao lưu với Việt Nam.
Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa chống hạm BrahMos có thể được phóng từ tàu nổi, cũng như từ máy bay chiến đấu Su-30MKV và tàu ngầm lớp Kilo, những thứ mà quân đội Việt Nam đang sở hữu. Do đó, nó có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc trong vùng biển Đông.
Trong một diễn biến khác, tạp chí Quân sự châu Á cho biết hiện Trung Quốc đang sở hữu một cơ số tàu tuần tra lớn nhất hiện tại, lên đến 400 chiếc với tải trọng từ 1.150 đến 3.400 tấn.
Tờ báo dự đoán TQ cũng đang dự định sẽ đón nhận thêm 36 chiếc nữa.
Trong khi đó, hiện lực lượng tuần duyên Nhật Bản chỉ sở hữu 50 chiếc tàu, song có kích cỡ và mức độ hiện đại thì hơn hẳn các loại tàu của Trung Quốc.
18 chiếc hộ tống hạm loại Type 056 đã được lệnh đóng gấp cho lực lượng hải quân TQ nhằm đưa vào tuần tra trong các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Số tàu này sẽ cho phép hải quân TQ đủ tự tin để đối đầu với lượng lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản trong cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hiện đã có 12 trong số 16 chiếc này được hạ thủy. Số tàu này được đóng mới nhằm thay thế số tàu ngầm Type 037 đã lỗi thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét