Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francis Hollande hôm 5/2 đã bất ngờ công bố chuyến thăm tới Ukraine, cùng ngày với chuyến thăm Kiev của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ngày 6/2, hai nhà lãnh đạo châu Âu này đến Moscow sau khi rời khỏi Kiev để thảo luận với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
"Chúng tôi đã quyết định đề xuất một sáng kiến mới...chúng tôi đã đến Kiev và thảo luận một đề nghị mới để giải quyết các xung đột dựa trên các nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", Tổng thống Pháp cho biết.
Ngày 6/2, hai nhà lãnh đạo châu Âu này đến Moscow sau khi rời khỏi Kiev để thảo luận với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. |
Theo tờ Expert của Nga, chuyến thăm của Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế bởi nó diễn ra không lâu sau khi kết thúc hội nghị G20 ở Brisbane, nơi châu Âu đã thể hiện sự đoàn kết trong việc cô lập Nga trên toàn thế giới.
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu không chỉ bất ngờ yêu cầu được hội đàm khẩn cấp với ông Putin mà còn đích thân gặp ông tại Moscow.
Lý giải về mục đích của chuyến thăm này, tờ Expert cho rằng nó được tổ chức trước hết là nhằm để chứng minh trạng thái cân bằng chính trị của Đức và Pháp trong cuộc xung đột Ukraine.
Thứ hai, trước khi công bố chi tiết cụ thể nội dung cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin, hai nhà lãnh đạo châu Âu đã nhắc tới cụm từ "đề xuất mới". Điều này ít nhất đã tạo ra những cảm giác lạc quan trong dư luận.
Theo tờ báo Nga, có lẽ Moscow cuối cung đã thuyết phục được châu Âu từ bỏ những điểm gây bất lợi của Hiệp định Minsk sau những chiến thắng liên tiếp gần đây của lực lượng ly khai ủng hộ Nga ở miền Đông Ukraine và hướng tới một thỏa thuận mới trên nền tảng thỏa thuận Minsk.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin vẫn duy trì lập trường rằng Ukraine phải là quốc gia thống nhất, liên bang và trung lập.
Thứ ba, hai nhà lãnh đạo châu Âu muốn ngăn chặn một cuộc chiến tranh tại châu lục này trong bối cảnh Mỹ đang có ý định chuyển giao vũ khí hạng nặng cho quân đội Ukraine để chống lại lực lượng ly khai.
Moscow từng nhiều lần cảnh báo rằng động thái này có thể là một mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của Liên bang Nga. Lo sợ Moscow sẽ phản ứng quân sự nếu Mỹ quyết định hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đang cố gắng đạt được một sự thỏa hiệp về tình hình ở Donbass trước khi Washington đưa ra quyết định chính thức về vấn đề này.
Họ hiểu rằng một khi leo thang quân sự xảy ra thì thương lượng sẽ trở nên quá muộn. Một khi Nga quyết định hành động quân sự, không chỉ Ukraine mà cả châu Âu sẽ phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc.
Giả thuyết thứ 4 theo Expert, có thể nhà lãnh đạo Đức và Pháp đang cố gắng chơi trò "cảnh sát xấu-cảnh sát tốt", trong bối cảnh Mỹ đã sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Ukraine và mở ra một cuộc xung đột.
Giả thuyết cuối cùng cũng là kịch bản tồi tệ nhất, có thể bà Merkel và ông Hollande đến Nga để báo với Tổng thống Putin rằng ông không còn lựa chọn nào khác, rằng EU đã thống nhất với Mỹ quan điểm về cuộc xung đột ở Ukraine và Moscow hãy lực chọn giữa các biện pháp trừng phạt mới có thể khiến nền kinh tế Nga sụp đổ hoặc ngừng hỗ trợ lực lượng ly khai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét