Quân đội Ukraine vừa được bàn giao nhiều vũ khí trang bị mới (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 4 tháng 2 đưa tin, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nga-Trung-Ấn tổ chức ngày 2 tháng 2 đã được quan tâm. Trong thời điểm Âu-Mỹ tiến hành trừng phạt Nga quay lại khiến cho mô hình điều tiết toàn bộ nền kinh tế thế giới lấy phương Tây làm trung tâm bị trọng thương, các nước lớn khu vực buộc phải xây dựng cơ chế tin cậy hơn của họ.
Trang mạng tuần san "Chuyên gia" Nga ngày 2 tháng 2 có bài viết cho rằng, Ngoại trưởng 3 nước đã thảo luận vấn đề Ukraine. Nga nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của Ấn Độ và Trung Quốc đối với lập trường của họ, đồng thời, về tổng thể đã đạt được thành công.
Các Bộ trưởng "phản đối tiến hành cưỡng chế bên ngoài thúc đẩy thay đổi chính quyền đối với bất kỳ nước nào, phản đối căn cứ vào luật trong nước để tiến hành trừng phạt đơn phương".
Tuy nhiên, lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Ukraine và họ nói muốn ủng hộ Nga về chính nghĩa, không bằng nói họ hy vọng cuộc xung đột này kéo dài thời gian hết mức có thể. Mỹ bận tâm vào vấn đề an ninh châu Âu càng nhiều, sự chú ý của họ đối với chiến lược bành trướng (trên biển: Biển Đông, biển Hoa Đông) của Trung Quốc ở châu Á càng ít.
Mỹ và EU càng dồn dập trừng phạt kinh tế uy hiếp Moscow, Trung Quốc lại càng dễ dàng thuyết phục các nước thế giới thứ ba tham gia cơ chế phát triển của họ. Trong những cơ chế này, Bắc Kinh sẽ không lạm dụng vị thế nước chủ nhà để gây sức ép chính trị.
50 chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-2 sau sửa chữa của Ukraine |
Mặc dù tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng rất quan trọng và đã gây tiếng vang, nhưng hiện nay còn chưa thể gọi Nga-Trung-Ấn là "tam giác lớn". Bởi vì, trước tiên, trong 3 nước ít nhất có 2 nước còn không theo đuổi tam giác này.
Trung Quốc cho rằng, định vị bản thân trở thành trung tâm quyền lực thay thế Washington vẫn còn sớm. Thứ hai, bất đồng quân sự chính trị giữa New Delhi và Bắc Kinh như trong vấn đề Pakistan, tranh chấp lãnh thổ, xung đột lợi ích ở Đông Nam Á cũng đã gây trở ngại cho xây dựng "tam giác lớn".
Đương nhiên, những bất đồng này hiện nay nằm ở vị trí thứ hai - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi quyết định tập trung vào vấn đề kinh tế trong quan hệ song phương. Nhưng, những sự thực tồn tại tranh chấp khó hóa giải này khiến cho Trung-Ấn hầu như không thể liên minh trên chính trường quốc tế.
Theo hãng tin AFP Pháp ngày 2 tháng 2, trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ và Ngoại trưởng Nga đến Bắc Kinh tham dự hội đàm ba bên, Tổng thống Obama đã tiến hành chuyến thăm ồn ào đối với Ấn Độ, mục đích là tăng cường quan hệ Mỹ-Ấn, đồng thời tăng cường lợi ích chung của họ, bắt tay ngăn chặn vai trò ảnh hưởng khu vực ngày càng mở rộng của Trung Quốc.
Mặc dù ông Obama không đề cập tới Trung Quốc trong thời gian thăm 3 ngày, nhưng ông bày tỏ hoan nghênh "Ấn Độ phát huy vai trò lớn hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Lựu pháo hạng nặng 203 mm và lựu pháo 122 mm Type 2S1 của Quân đội Ukraine (nguồn mạng sina TQ) |
Dư luận các nước phổ biến cho rằng, so với chính phủ tiền nhiệm, thái độ đối với Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cứng rắn hơn.
Tờ "Kommersant" Nga ngày 3 tháng 2 cho biết, Ngoại trưởng Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức gặp gỡ ở Bắc Kinh vào ngày 2 tháng 2. Đối với Moscow - người đang chịu sức ép chính trị và kinh tế của phương Tây, cơ chế này hiện nay có ý nghĩa đặc biệt.
Trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không đề cập tới điểm không cân bằng của "tam giác lớn" Nga-Ấn-Trung, mà chỉ ra GDP của "3 xe ngựa" chiếm khoảng 20% GDP thế giới, dân số chiếm 40% toàn cầu.
New Delhi và Bắc Kinh giữ lập trường trung lập rõ ràng trong vấn đề Ukraine. Ngày 2 tháng 2, trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ không đề cập tới Ukraine, nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói rất nhiều tới vấn đề này.
Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách thuyết phục Ngoại trưởng Nga và Ấn Độ rằng, dự án kinh tế thương mại "một vành đai, một con đường" cũng sẽ đem lại lợi ích cho Nga và Ấn Độ. Moscow và New Delhi trước đó có thái độ nghi ngờ đối với kế hoạch này của Bắc Kinh, lo ngại điều này sẽ phá hoại vị thế khu vực của Nga và Ấn Độ. Nhưng, trong cuộc gặp, Ngoại trưởng ba bước hoàn toàn không đưa ra đòi hỏi với nhau.
Máy bay chiến đấu Su-27SK sau nâng cấp của Ukraine (nguồn mạng sina TQ) |
Binh sĩ Ukraine tiếp nhận xe chiến đấu (nguồn mạng sina TQ) |
Quân đội Ukraine được trang bị rất nhiều vũ khí tiên tiến (nguồn mạng sina TQ) |
Trang bị chống tăng cơ động mới của Ukraine (nguồn mạng sina TQ) |
Máy bay chiến đấu Su-27 và MiG-29 mới được bàn giao của Ukraine (nguồn mạng sina TQ) |
Binh sĩ Ukraine ngồi trên phòng điều khiển của lựu pháo Type 2S1 (nguồn mạng sina TQ) |
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 bàn giao cho Quân đội Ukraine (nguồn mạng sina TQ) |
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu tại Lễ bàn giao vũ khí trang bị mới cho Quân đội Ukraine (nguồn mạng sina TQ)
|
Xe chiến đấu BMP-2 bàn giao cho Quân đội Ukraine (nguồn mạng sina TQ)
Lựu pháo 2S1 bàn giao cho Quân đội Ukraine (nguồn mạng sina TQ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét