Chiếc xe tăng Armata |
Vũ khí bí mật của Nga là xe tăng Armata, trong một chương trình xe chiến đấu bọc thép cùng tên thuộc nỗ lực hiện đại hóa quân đội Nga.
Quân đội Nga dự tính giới thiệu loại xe tăng chiến đấu mới nhất Armata từ Ngày 9.5.2015, tức Ngày Chiến thắng, kỷ niệm 70 năm ngày Hồng quân Liên Xô đánh thắng phát xít Đức và kết thúc Thế chiến 2 hồi năm 1945.
Oleg Bochkaryov, phó chủ tịch ủy ban quân sự-công nghệ Nga - xác nhận giá một chiếc Armata quá cao, nhưng không cho biết là bao nhiêu.
Ông nói công ty thiết kế-sản xuất Uralvagonzavod (UVZ) sẽ được ký hợp đồng 3 năm, chiếc đầu tiên sẽ được sản xuất vào cuối năm 2014, để đến Ngày Chiến Thắng, 24 chiếc Armata-gồm 12 chiếc tăng Armata và 12 xe chở quân bọc thép Armata sẽ tham dự lễ duyệt binh trong ngày này.
UVZkhẳng định họ đang ráng thương lượng để giảm giá thành.
Hồi tháng 9.2013, mẫu xe tăng Armata đã được giới thiệu tại Triển lãm quân sự Nga lần thứ 9 ở thành phố Nizhny Tagil thuộc vùng Ural.
Được UVZ phát triển, chương trình Armata gồm nhiều loại: tăng chiến đấu, xe chở bộ binh chiến đấu, xe chở quân bọc thép, pháo tự động và hai loại xe hỗ trợ.
Armata sẽ thay thế hẳn các kiểu tăng thời Chiến tranh Lạnh gồm T-64, T-72, T-80 và tăng T-90 tương đối mới kể từ năm 2030.
Armata cũng thay kiểu xe chở quân chiến đấu BMP cùng các kiểu xe khác.
Xe tăng Nga diễu binh mừng Ngày Chiến thắng 9.5 |
Vũ khí bí mật của Nga này được xếp là dự án tuyệt mật, dự kiến được sản xuất hàng loạt trong năm 2015.
Bộ Quốc phòng Nga Armata dự tính sẽ nhận 2.300 chiếc tăng Armata từ năm 2020, trong mục tiêu hiện đại hóa 70 % binh chủng tăng.
Armata sẽ được trang bị một lớp thép đặc biệt 44S-SV-SH để chống cự nhiệt độ cực thấp. Bộ Quốc phòng Nga không tuyên bố công khai sẽ đưa xe tăng này lên Bắc Cực, nơi đang có tranh chấp nguồn tài nguyên năng lượng hydrocarbon nằm dưới lớp băng đang tan dần.
Nga đang muốn tăng cường sự hiện diện quân sự tại Bắc cực, đã tuyên bố chủ quyền một số lớn nguồn tài nguyên trên.
Yevgeny Chistyakov, một đại diện của công ty Nghiên cứu khoa học về thép, nơi đã sản xuất lớp vỏ thép 44S-SV-SH, nói lớp vỏ thép này không mất chất lượng và có thể dụng trong điều kiện thời tiết Bắc cực.
Ông nói nó có độ bảo vệ cao, nhờ xử lý độ nóng đặc biệt, tối ưu hóa quy trình hợp kim. Ưu điểm của chiếc Armata là lớp vỏ thép nhẹ. Nhà sản xuất đã tăng độ cứng của lớp vỏ thép, đồng thời duy trì tính đàn hồi của nó.
Sự kết hợp này cho phép độ dày của lớp vỏ thép giảm 15 % mà không làm giảm tính nặng bảo vệ của nó.
Công ty của Chistyakov cho biết họ cũng dự tính sử dụng lớp vỏ thép mới này để nâng cấp số phần cứng quân sự hiện có.
Nhưng tính sáng tạo của “chiếc xe tăng của tương lai” này không giúp nó có thể kháng cữ với sự thử thách của những khu vực cực kỳ lạnh.
Ví dụ phần mềm của Armata có thể bị nguy hiểm ở vùng có nhiệt độ thấp. Cũng cần xét tính hiệu quả của lớp vỏ thép nặng trong điều kiện thời tiết như thế, cùng khả năng kháng cự của hệ thống điện tử đối với sự gặm mòn của không khí.
“Từ đó, dù có lớp siêu thép, hệ thống điện tử có thể gặp sự cố. Cũng nên cẩn thận với tính năng và khả năng tích điện của hệ thống radio điện tử trong xe bọc thép”, theo chuyên gia quân sự độc lập Vasily Ponyatov.
Ông giải thích tất cả các thiết bị điện tử quân sự đều có chỉ định nên sử dụng ở mức nhiệt độ nào.
Hồi đầu tháng 11.2014, phó tổng giám đốc UVZ Vyacheslav Khalitov nói khả năng chiến đấu của Armata sẽ cao hơn 4 lần, so với chiếc tăng T-72 B chủ lực hiện nay của Nga.
Ông nói chiếc Armata dựa trên mẫu thiết kế xe chiến đấu bọc thép Armata, sẽ là xe tăng thế hệ 5.
Triển lãm xe tăng Nga |
Theo hãng tin ITAR-TASS, pháo 125 mm sẽ được trang bị cho tăng Armata. Đây là loại pháo chuẩn của thời Liên Xô.
Nhưng loại pháo này sẽ được gắn vào một tháp pháo được điều khiển từ xa, bởi một người lính ngồi trong ngăn khác trên xe Armata, điều mà các nhà thiết kế nói nó sẽ dẫn đến việc sản xuất một kiểu xe tăng hoàn toàn không người lái.
Bên cạnh đó, nhằm thoát hẳn thời Liên Xô, chương trình Armata đặt ưu tiên cho cơ may sống sót của tổ tăng. Do Nga đang muốn chuyển từ thời buộc đi lính sang lực lượng quân nhà nghề.
Vì thế, loại xe Armata được thiết kế theo hướng ngăn trữ đạn, ngăn nhiên liệu cũng được thiết kế cách xa tổ tăng, so với xe tăng đời nay buộc lính tăng “sống gần” xăng và nhiên liệu, rất dễ bị thiêu sống một khi xe của họ trúng đạn địch.
Khalitov còn nói chiếc tăng mới sẽ là thuộc lớp trung bình, không phải hạng nặng, tổ tăng sẽ có khả năng quan sát chiến trường 360 độ. Nhiều cự ly súng cũng được xem xét.
Có ý kiến rằng trông chiếc Armata giống chiếc M1A2 của Mỹ hoặc chiếc Leopar 2A7 của Đức hơn là giống các xe tăng thời Liên Xô.
Mai Hà (theo National Interest, Russia beyond the Headlines)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét