(Quan hệ quốc tế) - Theo chuyên gia phương Tây, chiến lược của ông Putin là xây dựng Donbas thành một nhà nước được quân sự hóa cao độ.
Chiến lược của Putin?
Adrian Karatnycky - nghiên cứu viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương đã có một bài viết đưa ra những phân tích về việc Tổng thống Putin đang toan tính gì với Donetsk và Lugansk.
Ông Karatnycky phân tích: Thời gian này, sự gia tăng quân sự này là bước tiếp theo sau sự ủng hộ chính trị của Moscow dành cho 2 cuộc bầu cử bất hợp pháp giúp củng cố vị trí của 2 nước cộng hòa ly khai vùng Donbas này, một bước đi mà châu Âu và Mỹ cho là vi phạm những nguyên tắc cơ bản trong thỏa thuận kí tại Minsk hồi tháng 9.
Đáng ngại là, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những động thái gần đây là để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm vào Ukraine.
Chiến lược của ông Putin là xây dựng Cộng hòa Donbas thành một nhà nước được quân sự hóa một cách cao độ, một Sparta thu nhỏ, với quân đội là các binh lính từ Nga, bao gồm lính đánh thuê người Chechnya và người Nga Cossack, cùng với các tay súng địa phương, nhiều người trơng số đó từng có tiền án. Cơ quan tình báo Ukraine ước tính rằng đội quân đông đảo này – được chi trả, huấn luyện và trang bị bởi Nga – có quân số khoảng 30.000, một nửa trong số đó là từ Donbas và nửa còn lại là người nước ngoài, chủ yếu là từ Nga.
Đoàn xe cứu trợ từ Nga vào khu vực ly khai |
Tuyên bố của ông Aleksandr Zakharchenko - người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk cũng cho thấy hướng đi tiếp theo của Nga. Theo đó, lực lượng ly khai đang thành lập quân đội, không chỉ “có khả năng phòng thủ mà còn có thể tiến công” chống lại quân đội Ukraine.
Tham vọng quân sự to lớn này cho thấy Tổng thống Putin không muốn có một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với hình mẫu là những vùng lãnh thổ “nổi loạn” được Nga tài trợ lâu dài như khu vực Transnistria của Moldova, Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia.
Đất nước mới được quân sự hóa ở Donbas còn nguy hiểm hơn nhiều – đó là động cơ cho một cuộc chiến lâu dài chống lại chính phủ thân phương Tây của Ukraine, nhằm phá hủy nền kinh tế và ngăn chặn quyết định tìm kiếm sự gia nhập cộng đồng châu Âu của nước này.
Chiến lược Sparta này cho thấy Nga không có nhiều khả năng sẽ triển khai quân đội của mình trong một cuộc xâm lược trực tiếp và chiếm hữu lãnh thổ Ukraine. Ông Putin hiểu rằng nếu tấn công trực diện như thế sẽ gây ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới,dẫn đến một chuỗi sự kiện tại châu Âu, và hủy hoại nền kinh tế Nga vốn đã suy yếu vì giá khí đốt giảm trên toàn thế giới lại phải chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt.
Cuộc chiến gia tăng ở Donbass cũng làm giảm những mối đe dọa chính trị trong nước của ông Putin. Nó sẽ tăng cường độ tín nhiệm của ông như một người bảo vệ cho những người Nga ở miền đông Ukraine mà không hề gây trở ngại tới vị thế của ông, rằng hàng ngàn người Nga phải thiệt mạng trong cuộc chiến này.
Lãnh đạo Donetsk tuyên bố sẽ giành lại những khu vực thân Nga từ tay chính quyền Kiev |
Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada vào ngày 10/11, chỉ 13% người dân Nga ủng hộ việc người thân của họ tham gia chiến đấu tại Ukraine, 68% sẽ làm bất kì điều gì để ngăn cản người thân tham chiến. Từ con số này cho thấy ông Tổng thống chẳng dại gì đưa quân đội của mình vào cuộc.
Nếu giải thiết trên trở thành sự thật, EU và Ukraine sẽ phải đối đáp như thế nào?
Kiev có còn trong vòng kiểm soát
Một vấn đề cần nhìn nhận rõ ràng, Mỹ đã không còn chung vai sát cánh, can thiệp sâu sắc vào vấn đề Ukraine cùng với EU. Cuộc khủng hoảng này EU sẽ phải đứng mũi chịu sào.
Dường như họ chưa biết sẽ phải bắt đầu như thế nào. Nếu theo đuổi một cuộc chiến tranh tổng lực giữa Kiev và ly khai, tất nhiên EU sẽ phải móc hầu bao để theo đuổi cuộc chiến.
Trong khi đó, lợi ích mà Ukraine đang sở hữu có thực sự đáng để đánh đổi. Viên ngọc quý nhất là bán đảo Crimea đã rơi vào túi Nga. Miền đông dù giàu có, trù phú, rộng lớn nhưng lại trở thành miếng bánh khó nhai. Còn miền Tây, những gì còn lại là bạo loạn, bất ổn, nghèo đói và nền kinh tế nguy cơ phá sản.
Bao bọc Ukraine lúc này sẽ là một gánh nặng to lớn đối với EU khi không ở trong thời kỳ thịnh vượng. EU cũng muốn sớm được rút chân ra khỏi bãi lầy này. Nhưng thực sự rất khó.
Những gì họ có thể làm được là tìm kiếm một sự thỏa hiệp sao cho cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan. Đó là lý do vì sao ngày 15/11, EU tiếp tục lên tiếng về việc chỉ có giải pháp chính trị mới có thể giải quyết dứt điểm khủng hoảng Ukraine.
Trả lời báo giới tại trung tâm truyền thông quốc tế của Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Brisbane, Australia, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy nói: "Các ngoại trưởng EU ngày 17/11 sẽ đánh giá tình hình trên thực địa và thảo luận các bước đi tiếp theo. Chúng ta cần tránh để cuộc xung đột toàn diện trở lại."
Hình ảnh đáng thương ở miền Đông Ukraine |
Và ý chỉ của EU đã được truyền đến Kiev, khi các đại diện của các đại diện của Trung tâm Hỗn hợp Kiểm soát và Phối hợp chế độ ngừng bắn tại Donbass đã nhất trí về thời gian biểu rút các binh sĩ.
Trong một tuyên bố, OSCE nêu rõ: "Lãnh đạo Ukraine và Nga của trung tâm này đã thông báo về việc thông qua dự thảo kế hoạch từng bước rút binh sĩ và bắt đầu thảo luận vấn đề này với đại diện của DPR (Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng)."
OSCE xác nhận: "Văn bản dự thảo, được ký vào cuối cuộc gặp, gồm 3 giai đoạn, bao gồm ngừng bắn (2 ngày), rút vũ khí hạng nặng (5 ngày), và phân tách các lực lượng theo đường ranh giới căn cứ theo Bản nghi nhớ Minsk (21 ngày)".
Như vậy, EU đang cố tránh một cuộc chiến tranh tổng lực tại Ukraine, vừa không hao tổn túi tiền của mình, vừa tránh để Putin đạt được chiến lược như đã phân tích ở trên.
Dường như với Ukraine lúc này, việc né tránh một cuộc chiến (mà khả năng cao Kiev sẽ thất bại) để duy trì hiện trạng cho miền Đông, trao cho khu vực này một số quyền tự trị cơ bản là phương pháp hữu hiệu nhất mà phương Tây có thể làm để dần thoát khỏi bãi lầy Ukraine.
Đỗ Phong (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét