Anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị giết hại từ một bức điện không được bất cứ ai có trách nhiệm về VN ở Tòa Bạch ốc thông qua
|
Trong chương “The Fatefull Fall of 1963” - Mùa thu nghiệt ngã 1963, McNamara thuật lại những gì xảy ra sau một mùa hè nóng bỏng những xung đột chính trị tôn giáo tại Sài Gòn và thái độ không quyết đoán của Kennedy trong quyết định ngày 2.10 mà ông gọi là “tối quan trọng”.
Xung đột giữa tín đồ Phật giáo và Chính phủ Nam Việt Nam âm ỉ suốt mùa hè. Đột nhiên, ngày 21.8, chính quyền ra tay đàn áp…Với sự đồng ý của Diệm, Nhu ra lệnh chỉ một đơn vị tinh nhuệ tấn công vào các chùa chiền vào lúc sáng sớm...
Khi các báo cáo về sự bạo lực này đổ tuôn đến Washington hôm 24.8, nhiều viên chức coi đó như là một cơ hội để tiến đến chống lại chế độ Diệm. Người khởi sự việc này là Roger Hilsman Jr., vừa thế chỗ Averell Harriman ở ghế Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề Viễn Đông…
…Trong tuần lễ đó, các nhân vật then chốt có quyền quyết định về vấn đề Việt Nam – Tổng thống Kennedy, Ngoại trưởng Dean Rusk, Cố vấn an ninh McGeorge Bundy, Giám đốc CIA John McCone và tôi – đều đi khỏi Washington, nghỉ ngơi một chút.
Dù rằng tôi vẫn thường đi vắng như thế và rằng vẫn sử dụng điện thoại bất cứ tôi đang ở đâu, tôi vẫn ủy nhiệm toàn quyền cho phụ tá của tôi là Ros Gilpatrick. Hilsman bắt đầu hành động bằng cách thảo ra một bức điện gửi cho Đại sứ Henry Cabot Lodge mới vừa chân ướt chân ráo đến Sài Gòn…
“Đại sứ và các cộng sự tại Nam Việt Nam nên khẩn cấp xem xét đến mọi khả năng thay thế giới lãnh đạo và soạn kế hoạch chi tiết về cách thức tiến hành thay thế Diệm khi cần thiết”.
Averell Harriman vừa giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề chính trị chuẩn y bức điện này sau khi Hilsman soạn xong bức điện, Michael Forrestal (trong Hội đồng An ninh quốc gia, lúc đó đang trực ở tòa Bạch Ốc) ngay lập tức gửi bức điện cho Tổng thống Kennedy lúc đó đang ở Hyannis Port, khẳng định rằng: “Đã thông qua các Thứ trưởng Ngoại giao (George Ball) và Thứ trưởng Quốc phòng”.
Những người hậu thuẫn cho bức điện này nhất quyết gửi cho được bức điện ngay trong ngày. Họ đến sân gôn tìm gặp Thứ trưởng Ngoại giao George Ball và nhờ gọi cho Tổng thống. George Ball làm theo. Tổng thống bảo sẽ đồng ý nếu như các cố vấn cao cấp của ông cũng nhất trí.
Roger Hilsman - tác giả bức điện không rõ ràng đã dẫn đến cái chết thảm cho gia đình họ Ngô. Hilsman mất ngày 23.2.2014 tại New York, thọ 94 tuổi
George Ball gọi điện ngay cho Ngoại trưởng Dean Rusk ở Washington bảo rằng Tổng thống đã đồng ý, Dean Rusk đồng ý dẫu rằng không hăng hái chút nào. Trong khi đó Averell Harriman lo tranh thủ CIA thông qua. Giám đốc CIA John McCone vắng mặt, nên Averell Harriman bàn với Phó giám đốc kế hoạch là Richard Helms. Dẫu không đồng tình, song cũng như Ngoại trưởng Rusk, cuối cùng Helms siêu lòng vì lẽ Tổng thống đã đồng ý rồi.
Forrestal, trong lúc đó gọi cho Phụ tá ngoại trưởng Ros Gilpatrick và lại bịa câu chuyện đó: Tổng thống và Ngoại trưởng đã xem bức điện và đã đồng ý rồi. Dẫu không đồng ý với giải pháp thay thế Diệm, song với quá trình xin ý kiến đồng ý suốt từ đầu kiểu đó Ros Gilpatrick cũng phải chấp thuận. Ông băn khoăn về tính vội vã của bức điện, đến nỗi đến thứ bảy đó ông gởi một bản sao bức điện cho cố vấn quân sự của Tổng thống là Max Taylor cho dù lúc đó bức điện đã được gửi đi rồi.
Bức điện của Hilsman khiến cho Max Taylor bàng hoàng, nhất là cách thức mà bức điện đó được thông qua và gửi đi.Tổng thống sau đó sẽ sớm hối tiếc vì bức điện đó. Bob Kennedy sau này, trong một cuộc phỏng vấn, nhắc lại rằng người anh Tổng thống của ông đã nhận rằng đó là một sai lầm. Bob Kennedy phát biểu: “Trong thực tế, chỉ có Harriman, Hilsman (cả hai đều là Thứ trưởng Ngoại giao) và Mike Forrestal tại tòa Bạch Ốc là đã nhất trí với bức điện đó và họ đã là những người mạnh mẽ ủng hộ một cuộc đảo chánh ở Sài Gòn”.
Chúng tôi thảy đều biết rằng thỉnh thoảng Hilsman vẫn vượt ra ngoài khuôn khổ hệ thống nhằm làm tăng cơ may thắng thế cho quan điểm của anh ta. Lỗi là ở nơi những ai không kềm anh ta nổi và cũng là do chính bản thân anh ta.
Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm (theo wikipedia)
Ngày 2 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và cố vấn, em trai mình, Ngô Đình Nhu bị bắt giữ sau khi quân đội VN cộng hòa tiến hành đảo chính thành công.
Cuộc đảo chính này diễn ra sau khi quân đội đã bao vây Dinh Gia Long ở Sài Gòn và đã thành công sau một ngày. Tuy nhiên, khi những người thực hiện cuộc đảo chính vào dinh thì hai anh em họ Ngô đã chạy thoát đến nơi trú ẩn ở Nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn.
Trước đó anh em họ Ngô đã giữ liên lạc với quân nổi dậy bằng cách dùng một đường kết nối trực tiếp từ nơi trú ẩn đến dinh, khiến cho quân nổi dậy tưởng nhầm rằng anh em họ vẫn còn trong dinh Gia Long.
Anh em họ đồng ý đầu hàng quân đảo chính, những người đã hứa cho anh em họ Ngô lưu vong an toàn. Sau khi bị quân đảo chính bắt giữ, anh em Ngô Đình Diệm đã bị các sỹ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bắn chết ở phía sau một xe thiết giáp trên đường quay về Sở chỉ huy quân đội ở căn cứ không quân Tân Sơn Nhất.
Xác hai anh em cho thấy có nhiều vết đâm và vết đạn súng lục. Không có cuộc điều tra chính thức nào được tiến hành về vụ giết hại này nhưng người ta đổ tội cho đại úy Nguyễn Văn Nhung, một vệ sỹ của tướng Dương Văn Minh - lãnh đạo cuộc đảo chính.
Các đồng nghiệp của Dương Văn Minh trong hội đồng quân sự cũng như các quan chức Mỹ đều đồng ý chung rằng Dương Văn Minh là người ra lệnh hành quyết anh em họ Ngô, họ đưa ra các động cơ anh em họ Ngô đã khiến Minh bối rối vì đã thoát khỏi Dinh Tổng thống nên phải bị giết để triệt tiêu khả năng họ có thể quay lại tham chính. Ban đầu các tướng đã cố che đậy câu chuyện bằng nhiều giả thiết tự sát nhưng khi các bức ảnh xác chết của hai anh em họ Ngô lộ ra ngoài thì câu chuyện mới bị vạch trần.
Danh Đức dịch (tiêu đề của Một Thế Giớ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét