(TNO) Thấy tôi chăm chú dò tuyến đường hành quân dự kiến trên bản đồ, đánh dấu vào điểm tàu dầu Sunrise 689 của Hải Phòng mới bị cướp, trung tá Nguyễn Văn Hiền, Phó thuyền trưởng tàu HQ-012 Lý Thái Tổ, cười: 'Những tình huống qua các khu vực nguy hiểm - nhạy cảm trên các vùng biển lạ, được tính hết cả rồi' và bí mật 'Rồi các anh sẽ biết'...
>> Uy lực biên đội chiến hạm Đinh Tiên Hoàng - Lý Thái Tổ trên biển Đông
>> Chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng đi công tác trên biển Đông
>> Chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng đi công tác trên biển Đông
Phát hiện và định dạng các mục tiêu bằng hệ thống ra đa hiện đại |
Sẵn sàng
Cái sự “bí mật” ấy rồi cũng được giải mã. Sau vài ngày lênh đênh vượt sóng gió, một buổi chiều giữa tháng 11, tàu đến vùng có hoạt động của các đối tượng cướp biển ở eo Malacca (đường hàng hải chiến lược giữa Indonesia, Malaysia, Singapore...), đã thấy gương mặt những người chỉ huy tàu đanh lại và bước chân của bộ đội tàu cũng gấp gáp hơn. Bất ngờ, chuông báo trên tàu vang lên inh ỏi cùng khẩu lệnh phát qua loa: “Báo động chiến đấu. Phát hiện tàu xuồng nghi cướp biển, các bộ phận về vị trí chiến đấu”.
Vừa nghe xong câu nói, nhìn quanh đã thấy tốp bộ đội đang nấu ăn, dọn dẹp, đi lại bên mạn tàu, ngoài hành lang... biến đâu sạch. Đang lớ ngớ, lại nghe giọng đanh gọn qua loa: “Các đồng chí trong đoàn công tác vào ngay trong phòng, đóng cửa lại”.
Chiến sĩ trực canh sử dụng thiết bị theo dõi, phát hiện chuyên dụng |
Chui trong phòng, nghe tiếng cửa đóng rầm rầm, bộ đội chạy rầm rập trên boong sắt, súng ống va nhau lách cách, còi hú dồn từng chập, cũng thấy lo lắng cho biên đội tàu đang trên vùng biển lạ.
Mãi đến khi thuyền phó Hiền gõ cửa, thò đầu vào cười: “Bí mật là đấy. Anh em luyện tập cho quen”, cả đoàn công tác mới thở phào nhẹ nhõm và thấy “cướp biển là cái đinh”.
Chiến đấu
Hỏi ra mới biết, tình huống chống cướp biển là một phần luyện tập trong “Phương án chống kích” (chống biệt kích - người nhái), được rèn luyện thuần thục cho bộ đội trên tàu, khi nhận lệnh hành quân qua khu vực có hoạt động cướp biển, đặc biệt khi xảy ra sự việc tàu chở dầu Việt Nam bị cướp gần đây, và trước đó tàu quân sự của Nga cũng bị cướp biển “nắn gân”.
Quan sát từ trên cao |
Khi phát hiện tàu thuyền chạy tốc độ cao hướng về biên đội, mọi người phải tập trung quan sát bằng thiết bị hiện đại, ống nhòm, mắt thường và xác định nhanh đối tượng để báo động chiến đấu.
Mặc dù được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng mỗi tàu hộ vệ tên lửa đều thành lập 1 đội phản ứng nhanh, khi có lệnh là triển khai ngay vũ khí bộ binh ở các vị trí đã được phân công, nhằm trấn áp cướp biển.
“Đặc biệt, hai bên mạn tàu, mỗi bên đều sẵn sàng một trung liên RPD và thượng liên 14,5 li, đó là chưa kể đến pháo AK-630 cũng đưa vào chế độ sẵn sàng chỉ trong vài chục giây”, một cán bộ tàu HQ-012 cho biết như vậy và khẳng định “không thể để tàu bị bất ngờ”...
Lúc ấy tôi nhận ra rằng từ khi vào đường biển quốc tế, thêm nhiều vọng gác được dựng trên tàu và những người lính hải quân mặc quân phục dã ngoại xanh màu sóng, luôn túc trực canh 4 phía con tàu, cả ngày nắng lẫn đêm dông. Sự cảnh giác không bao giờ thừa, cho dù tàu đã rời xa vùng cướp biển.
Một số hình ảnh trong tình huống luyện tập chống cướp biển của bộ đội tàu HQ-012 Lý Thái Tổ, do PV Thanh Niên Online đi trên tàu ghi lại:
Mắt thường phát hiện mục tiêu trên không và mặt biển |
Cảnh giác ngay từ sau lái |
Mở áo súng 14,5 li |
Súng trung liên RDP luôn sẵn sàng 2 bên mạn buồng hành trình |
Sĩ quan hàng hải điều khiển con tàu |
Tàu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng dẫn đầu biên đội tàu |
Quốc kỳ và hải kỳ tung bay trên nóc tàu, cùng những đôi mắt cảnh giác giữ con tàu, khẳng định vị thế quốc gia trên biển |
Eo biển Malacca: Nỗi ám ảnh cướp biển
Trong nhiều thế kỷ qua, hải tặc từng hoành hành ở eo biển Malacca, vốn là đường hàng hải chiến lược giữa Indonesia, Malaysia, Singapore, theo AFP. Hằng năm, có hàng chục ngàn tàu thuyền đi qua Malacca và 1/3 lượng giao thông hàng hóa toàn cầu được vận chuyển qua eo biển này.
Cách đây 5 năm, hoạt động cướp biển ở eo biển Malacca thuyên giảm nhờ các nước tăng cường tuần tra trên biển. Nhưng kể từ tháng 4.2014, hàng loạt những tàu chở dầu, chở hàng bị tấn công tại eo biển Malacca và vùng biển Đông Nam Á. Trong một vụ tấn công ngày 28.5.2014, tàu chở dầu Thái Lan MT Orapin 4 bị hải tặc cướp dầu ở ngoài khơi đảo Bintan, phía bắc Indonesia. Bọn hải tặc còn ngang nhiên sơn tên nhóm của chúng lên tàu MT Orapin 4, phá hủy các thiết bị thông tin liên lạc với đất liền, cướp 3.700 tấn dầu, bắt cóc nhưng sau đó trả tự do cho các thành viên thủy thủ đoàn.
Cướp và đưa những khối dầu 'bẩn' ra chợ đen là một quy trình có tổ chức quy mô mà các lực lượng an ninh biển ở Đông Nam Á vẫn chưa thể lần theo dấu. Đã có hàng chục vụ tàu chở dầu bị cướp trong vùng biển từ eo Malacca qua eo Singapore và đổ vào phía nam biển Đông, chỉ tính riêng trong năm 2014. Nhưng tới nay, chưa có thủ phạm hay nghi can nào bị bắt.
Tung tích của những tên cướp biển này vì vậy vẫn còn nằm trong diện nghi vấn. Nhưng hoạt động phạm tội của chúng, theo các chuyên gia, là “có tổ chức chuyên nghiệp” và quy trình chặt chẽ, từ việc thu thập thông tin, lên kế hoạch tấn công, phân công hành động cho từng nhóm một cách bí mật, sở hữu cả những con tàu chở dầu và bán “chiến lợi phẩm” cho những công ty lớn có sắp đặt trước.
Các số liệu của Cục Hàng hải Malaysia (IMB) cho thấy số vụ cướp biển đã gia tăng trở lại ở khu vực Đông Nam Á, từ 46 vụ trong năm 2009 lên 128 vụ vào năm 2013 và dự đoán tiếp tục tăng trong năm 2014. T.N
|
Mai Thanh Hải
(thực hiện
(thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét