(Tin tức 24h) - Chiếc tàu sân bay Mistral thứ hai Pháp đóng cho Nga được hạ thủy để chạy thử, bất chấp việc chiệc đầu tiên không được bàn giao đúng kế hoạch.
Ngày 20/11/2014, hãng thông tấn Sputnik cho biết chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral thứ 2 được chế tạo tại Pháp theo một hợp đồng với Nga đã được hạ thủy để sẵn sàng cho các đợt chạy thử trên biển.
Phóng viên của Sputnik có mặt tại lễ hạ thủy cho biết, chiếc tàu sân bay chở trực thăng thứ 2, mang tên Sevastopol, đã rời cảng khô tại xưởng đóng tàu ở thành phố cảng Saint-Nazaire của Pháp, trước sự chứng kiến của... rất ít người.
Như vậy, chiếc tàu thứ 2 này đã được đóng xong và đã hoàn thành quá trình lắp đặt các trang thiết bị cơ bản và đang chuẩn bị cho các đợt chạy thử trên biển.
Việc này cho thấy, công việc chế tạo chiếc tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral thứ 2 cho Nga vẫn tiếp tục được Pháp triển khai, bất chấp chiếc tàu Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok vẫn chưa được quyết định có bàn giao cho Nga hay không.
Đại diện của hãng đóng tàu Pháp tuyên bố trong buổi lễ rằng Pháp tôn trọng hợp đồng và mọi thứ vẫn đang được diễn biến theo đúng lịch trình đáng có của nó.
Tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral của Pháp |
Tuy nhiên, lời tuyên bố này có phần khiên cưỡng vì thực tế Pháp đang đối diện với nguy cơ bị Nga kiện. Chiếc tàu đầu tiên không bàn giao theo kế hoạch. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng nước này phải đình chỉ việc bàn giao tàu bởi họ có "trách nhiệm của nước lớn."
Theo đó, Pháp không đồng tình với việc Nga đang can thiệp sâu sắc vào vấn đề Ukraine, công khai ủng hộ và hậu thuẫn cho lực lượng ly khai gây nội chiến và làm chia cắt đất nước này. Và theo Tổng thống Hollande, một quốc gia có tiếng nói trong khu vực như Pháp không thể để yên.
Tuy nhiên, Nga khẳng định đã có sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề này. Và bản thân nhiều nghị sĩ của Pháp trong phe đối lập với ông Hollande cũng thẳng thắn thừa nhận Washington không muốn Moscow có những con tàu Mistral tối tân.
Việc đáp ứng ý nguyện của Washington đang đặt Paris đứng trước những nguy cơ thiệt hại kinh tế nặng nề, khoảng 3,5 tỷ USD do phải bồi thường hợp đồng cho Nga. Mặt khác, nếu không bán cho Nga 2 con tàu này, Pháp cũng không thể bán cho nước thứ ba bởi họ bị ràng buộc bởi những tài sản, thiết bị trên tàu.
Còn về tiến độ của hợp đồng, theo đúng lộ trình, ngày 14/11/2014, Pháp sẽ bàn giao chiếc Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok cho Nga. Nhưng sau đó mọi thứ đã bị hủy bỏ và thậm chí, Pháp cũng cấm cửa những thủy thủ Nga lên tàu này để tập luyện. Một ngày sau, họ lại được chấp thuận cho hoạt động.
- Đỗ Phong (Tổng hợp ANTĐ, ĐVO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét