CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Võ Nguyên Giáp và McNamara


Võ Nguyên Giáp và McNamara


Năm 1995, hai mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hồi ký Nhìn lại quá khứ: Bi kịch và bài học Việt Nam của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara đã được Nhà xuất bản Random- Hoa Kỳ ấn hành (bản dịch của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia). Có vẻ như McNamara đã không thể thoát được những dằn vặt bản thân nếu không trao lại cho lịch sử những bí mật mà ông can dự trong cuộc chiến để lại nhiều tổn thất cho cả Mỹ và Việt Nam.
Đó là khi người Mỹ có ý định mở rộng quy mô cuộc chiến:
Trả lời câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể chiến thắng nếu chúng ta làm tất cả những gì có thể?”,bản báo cáo viết: “Trong khuôn khổ của những đánh giá hợp lý… không thấy có lý do cho việc chúng ta không thể chiến thắng nếu đó là ý muốn của chúng ta – và nếu như ý muốn đó được thể hiện trong chiến lược và các hoạt động chiến thuật”.
McNamara đã nhắc tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Westy và Bộ Tổng tham mưu cho rằng quân Việt Cộng và Bắc Việt Nam sẽ bước vào cái mà Bộ trưởng Quốc phòng của Hà Nội, ông Võ Nguyên Giáp, gọi là “giai đoạn 3”, các hoạt động ở quy mô lớn mà chúng ta có thể đối phó và tiêu diệt bằng chiến thuật quân sự thông thường (hoạt động “tìm và diệt”). Còn một giả thiết khác có tính tuyệt đối hơn: nếu quân Việt Cộng và Bắc Việt Nam không bước vào giai đoạn 3, Mỹ và quân Nam Việt Nam có thể phát động các cuộc phản công chống du kích có hiệu quả”.
Cần phải có một nguyên cớ thuyết phục. Đó chính là Sự kiện Vịnh Bắc bộ năm 1964, trong đó tàu khu trục Mỹ đã tố cáo bị tàu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công, để Quốc hội Mỹ cho phép Tổng thống quyết định leo thang cuộc chiến khi được Quốc hội thông qua với đa số tuyệt đối.
Vấn đề chủ yếu dính líu đến Vịnh Bắc Bộ không phải là mánh khóe lừa đảo, mà đúng hơn, là sự lạm dụng quyền hành được Nghị quyết trao cho. Ngôn từ của bản Nghị quyết đã trao một cách đơn giản các quyền hành mà sau đó Tổng thống đã sử dụng, Quốc hội đã hiểu phạm vi rộng của các quyền hành đó khi nó thông qua với đa số áp đảo bản Nghị quyết ngày 7/8/1964. Nhưng không ai nghi ngờ rằng Quốc hội đã không định ủy quyền mà không có thoả thuận thêm về việc tăng quân Mỹ từ 16.000 lên 550.000 người, về tiến hành các chiến dịch rộng lớn đầy mạo hiểm, mở rộng chiến tranh với Trung Quốc và Liên Xô, và kéo dài sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam trong nhiều năm sau.
Vấn đề Quốc hội chống lại sự ủy quyền cho Tổng thống trong việc điều hành các chiến dịch quân sự của Mỹ còn kéo dài một cách nóng hổi tới ngày nay. Cốt lõi của cuộc đấu tranh này nằm trong sự mơ hồ về ngôn từ của Hiến pháp, đã coi Tổng thống như Tổng tư lệnh nhưng lại trao cho Quốc hội quyền tuyên chiến”.
Trong suốt thời gian cuộc chiến Việt Nam tiếp diễn, Mỹ đã sử dụng tối đa vũ khí và phương tiện, kỹ thuật chiến tranh tiên tiến nhất được phép. Họ đã ném bom các thành phố và những điểm trọng yếu trên miền Bắc, sử dụng cả B52, nhưng đồng thời họ cũng chịu tổn thất nặng nề nhiều mặt và mỏi mệt trước sự kiên trì chiến đấu của đối phương. Thế nhưng tìm cơ hội để rút lui trong danh dự không phải chuyện dễ dàng, theo đánh giá của McNamara:
Quan điểm của Hà Nội về việc thương lượng chưa bao giờ tỏ ra là mềm mỏng và cởi mở… Họ tỏ ra không quan tâm đến một giải pháp chính trị và quyết tâm đọ sức với Mỹ trong một cuộc chiến tranh mở rộng… Vẫn không có những dấu hiệu là chiến dịch ném bom làm suy giảm ý chí kháng cự hoặc khả năng của họ vận chuyển hàng tiếp tế cho miền Nam. Hà Nội không có biểu hiệu chấm dứt chiến tranh quy mô lớn và khuyên Việt Cộng rút lui vào rừng. Người Bắc Việt Nam tin rằng họ đúng; họ coi chế độ của Kỳ là bù nhìn; họ tin thế giới đứng về phía họ và rằng nhân dân Mỹ không chống lại họ. Do đó mặc dầu họ cũng có thể có các phe phái chủ trương các bước đi khác nhau, song họ tin rằng trong cuộc chiến trường kỳ này, họ là người có mục tiêu hơn chúng ta”.
Về sự liên can tới chiến tranh Việt Nam của các nước xã hội chủ nghĩa khác, quan trọng nhất là Liên Xô và Trung Quốc, McNamara nhìn nhận:
Mục tiêu chủ đạo của Liên Xô là tiếp tục tránh dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh và ngăn ngừa không để vấn đề Việt Nam gây ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong quan hệ Xô – Mỹ, đồng thời ủng hộ Hà Nội ở mức vừa đủ để giữ uy tín của Liên Xô trong thế giới cộng sản quốc tế.
Trung Quốc vẫn còn đang quá bận rộn với cuộc Cách mạng Văn hóa của mình. Chính quyền Bắc Kinh vẫn khuyên Hà Nội không đàm phán và tiếp tục chống lại cố gắng của Liên Xô hình thành một mặt trận thống nhất bảo vệ Bắc Việt Nam. Chẳng có lý do gì để nghi ngờ rằng Trung Quốc giữ cam kết của họ về việc sẽ can thiệp nếu Hà Nội yêu cầu và rất có vẻ là Bắc Kinh sẽ can thiệp theo cách riêng của họ nếu họ tin rằng sự tồn tại của chế độ Hà Nội là có lợi cho họ”.
Năm 1997, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp nhau lần thứ hai (lần đầu năm 1995), trong khuôn khổ cuộc Hội thảo Việt- Mỹ, theo lời kể của tác giả Dương Trung Quốc trong tập sách Ở với Người – Ở với Đời (do Nhà xuất bản Thời Đại ấn hành), Đại tướng đã nhấn mạnh:
Nước lớn có vai trò nước lớn, nhưng tôi muốn nhắc với ngài rằng: Nước nhỏ cũng có vai trò nước nhỏ. Danh dự, sức mạnh độc lập tự do, sức mạnh văn hóa của một nước không thể đo bằng cây số vuông.
Trong quá khứ, Liên Xô và Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam nhiều trong chiến tranh nhưng Mỹ đã sai lầm khi tìm giải pháp quyết định cho cuộc chiến tranh này ở những cuộc thương lượng với những nước lớn đó. Ngày nay, muốn xây dựng một trật tự thế giới mới thì các dân tộc phải bình đẳng và tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. G7, G8 bàn với nhau, được, nhưng nếu không tính đến các nước nhỏ thì không bao giờ thế giới có hòa bình và ổn định phát triển”.
Kết thúc câu trả lời cho những câu hỏi về phía Mỹ đặt ra, Đại tướng nói: “Tôi mong rằng đó là những điểm tôi suy nghĩ đã lâu, bây giờ nói rất ngắn sẽ giúp cho việc xây dựng quan hệ Việt Nam và Mỹ. Do vị trí địa lý chính trị và vai trò Việt Nam gắn liền với văn hóa và lịch sử của nó, quan hệ Việt – Mỹ sẽ góp phần vào sự ổn định khu vực và thế giới.
Tôi nhất trí với ngài McNamara là không có nước nào có thể áp đặt được ý định của mình cho các dân tộc khác, nhất là với Việt Nam, phải tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi trên nguyên tắc bình đẳng. Sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã mở ra những cơ hội để chúng ta đẩy nhanh sự phát triển những quan hệ hòa bình trong hợp tác và cùng có lợi trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước và sự ổn định phát triển của thế giới”.
Điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định vẫn mãi là một xác tín cho mọi người  dân Việt Nam, như là cách tương xứng để bày tỏ lòng yêu quý và tưởng nhớ Vị-tướng-của-lòng-dân.

N.T.K.C (trích Hồi ký McNamara)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét