Hình minh họa. |
Defense News ngày 4/10 đưa tin, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận rằng định nghĩa về "an ninh hàng hải" mà Washington nới lỏng cho Việt Nam sẽ bao gồm máy bay. Ông Richard Aboulafia từ tập đoàn Teal cho rằng, đối với một số cơ sở công nghiệp quân sự Mỹ thì Việt Nam có thể là một mỏ vàng trong bối cảnh trong nước Mỹ đang đối mặt với lệnh cắt giảm ngân sách quốc phòng.
"Có một mức độ chắc chắn rất cao rằng, một ngày nào đó Việt Nam sẽ là một thị trường thiết bị quốc phòng lớn của Mỹ, và chỉ trong một vài năm nữa thôi họ sẽ theo hướng đó. Một lần nữa nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác quân sự, quốc phòng (với Việt Nam) là Bắc Kinh", Aboulafia bình luận.
Ông hy vọng Việt Nam có thể nhanh chóng mua được một số máy bay P-3 mà hải quân Mỹ đang dư thừa và tìm cách cho ra ngoài biên chế để nâng phiên bản cao hơn, P-8 đưa vào phục vụ.
Sử dụng máy bay vận tải C-130 cũng có thể là lựa chọn nhiều ý nghĩa cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải. Điều này có thể diễn ra với Việt Nam dưới hình thức xuất khẩu C-130H dư thừa để Mỹ trang bị loại C-130J hiện đại hơn.
Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc cho rằng cả Việt Nam và Mỹ cùng có lợi trong thỏa thuận mua bán P-3. Việt Nam cũng có thể xem xét mua sắm và trang bị một số loại radar, trực thăng có thể cất cánh từ tàu khu trục.
Trong khi thị trường ngắn hạn có thể được lấp đầy nhanh chóng, giải thưởng thực sự nằm ở tiềm năng lâu dài, khách hàng quân sự đáng tin cậy, đặc biệt là Việt Nam đang sẵn sàng chi cho hiện đại hóa các lực lượng hải quân, thực thi pháp luật trên biển.
Andrew Shapiro, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ gọi quyết định này là một bước đầu tiên rất tích cực, có thể dẫn đến mở rộng hơn nữa trong những năm tới. Các công ty Mỹ đang "tăng giá" đối với thị trường tiềm năng như Việt Nam.
"Quân đội Mỹ đang rất quan tâm đến việc tăng cường hợp tác và làm việc chặt chẽ với Việt Nam. Đây là một chỉ số rất quan trọng mà Việt Nam đang trở nên thoải mái hơn với chúng ta như một đối tác tiềm năng. Tôi nghĩ rằng Bộ Quốc phòng và nhà nước nên quan tâm xây dựng dựa trên sự tiến bộ".
Shapiro cho rằng, nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng trong ngành công nghiệp phi quốc phòng của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét