Ảnh minh họa. Nguồn: BI |
IMF đã sử dụng thuyết sức mua tương đương để so sánh nền kinh tế hai cường quốc. Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại.
Sức mua tương đương giữa hai đồng tiền đơn thuần chỉ là sự so sánh mức giá hàng hóa tính bằng nội tệ và ngoại tệ ở hai nước mà không đề cập đến chi phí vận chuyển quốc tế, thuế quan…
Chiếc bánh kẹp Big Mac là một đơn vị đo lường sức mua tương đương được tạp chí The Economist xây dựng. Chỉ số Big Mac Index chính là tỷ giá hối đoái giả định giá của một chiếc Hamburger ở Mỹ bằng với giá ở quốc gia khác.
Trên nền tảng sức mua tương đương theo tính toán của IMF, Trung Quốc đã soán ngôi của Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc sẽ đóng góp 16,48% vào GDP thế giới (tương ứng 17,632 nghìn tỷ USD) đã được điều chỉnh theo sức mua tương đương, con số này của Mỹ chỉ là 16,28%.
Điều chỉnh theo sức mua tương đương, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên người Mỹ cũng không cần hoảng hốt, vì phải mất một thời gian dài nữa Trung Quốc mới có thể thực sự soán ngôi Mỹ mà không cần điều chỉnh theo sức mua tương đương.
Theo đó, Trung Quốc vấn đóng góp vào GDP thế giới thấp hơn 6,5 nghìn tỷ USD so với Mỹ, một khoảng cách không dễ san bằng trong một sớm một chiều.
Tính theo giá trị thị trường nguyên bản của đồng nội tệ Trung Quốc, quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn đuổi kịp Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét