Tàu chiến Indonesia neo tại quân cảng đảo Natuna bị xuống cấp |
CATP) Dã tâm chiếm trọn biển Đông của Trung Quốc được gọi bằng nhiều tên khác nhau: “tiến ba bước, lùi hai bước”, “thái lát Salami”, và gần đây là “cải bắp”, trong đó Bắc Kinh sử dụng đủ loại lớp tàu bao vây một đảo hay bãi cạn nào đó (như trường hợp bãi cạn Scarborough từng do Philippines kiểm soát). Kể từ năm 2009, Bắc Kinh áp dụng chiến thuật “xâm lược bằng bản đồ”, như đặt tên đảo, vẽ ra cái gọi là bản đồ chín đoạn và gần đây nhất đã đưa quần đảo Natuna của Indonesia vào đường lưỡi bò kéo dài.
Chỉ 27 trong số 154 đảo có người ở, quần đảo này là khu vực cực bắc của Indonesia nằm trên biển Đông. Các chuyên gia cho rằng, do nằm gần các khu vực tranh chấp và nổi bật trên biển Đông, quần đảo Natuna có thể trở thành một điểm nóng mới trong khu vực. Tuy nhiên bất kỳ sự hiện diện quân sự và an ninh nào ở đây cũng sẽ phụ thuộc mạnh vào kinh tế cũng như sự phát triển cơ sở hạ tầng. Làm thế nào để kiểm soát điểm tranh chấp tiềm tàng này với Trung Quốc khi Bắc Kinh ngày một hung hăng trong mưu đồ độc chiếm biển Đông là một thách thức lớn đối với Tổng thống Joko Widodo. Cách Jakarta tới hơn 1.000km và nằm ở khoảng chính giữa hai nửa của Malaysia, quần đảo giàu tài nguyên này trải dài khắp diện tích lãnh hải 262.000km2. Điều này đưa ra một thách thức địa lý lớn. Cũng có một khoảng cách lớn giữa Natuna và phần còn lại của Indonesia mặc dù nó là một phần của tỉnh Riau. Khoảng cách này gây bất lợi cho Indonesia trong việc giám sát và kiểm soát biên giới phía bắc của mình. Không có chuyến bay thương mại trực tiếp giữa Jakarta và Ranai, thị trấn lớn nhất đảo Besar Natuna, trong khi hàng hóa hằng ngày phải vận chuyển một khoảng cách rất lớn từ Pontianak ở Tây Kalimantan, hoặc từ Batam và quần đảo Bintan gần Singapore. Việc thiếu một cảng nước sâu ngăn các tàu lớn vào Ranai, trong khi những tàu nhỏ hơn không thể mạo hiểm đi qua các vùng biển dữ trong mùa có gió mùa. Thiếu sự kiểm soát hiệu quả từ Jakarta, một loạt vấn đề an ninh đang phơi bày ở quần đảo Natuna. Trong khi việc đánh bắt cá trái phép lộng hành trong khu vực, đây chỉ là một phần của một vấn đề lớn hơn. Indonesia xác nhận hằng năm mất khoảng 25 tỷ USD vì hoạt động đánh bắt cá lậu, mặc dù con số này dường như bị thổi phồng lên cao. Nhưng cho dù thực tế chỉ chiếm 10% trong số này, nó vẫn có thể đưa ra tổn thất khổng lồ cho một quốc gia nơi nhiều người đang sống với thu nhập chưa đầy 2 đôla mỗi ngày. Trong khi không muốn công khai đối kháng lại Bắc Kinh, Jakarta đang cảm thấy phải làm cái gì đó để thách thức lại tuyên bố của Trung Quốc. Nhiều tàu cá Trung Quốc đã bị bắt, điển hình năm 2013 xảy ra vụ đụng độ liên quan đến một tàu tuần tra Indonesia. Trái với những báo cáo về tăng cường quân số, Indonesia vẫn duy trì sự hiện diện quân sự thấp trong khu vực. Sự có mặt của hải quân hạn chế ở các tàu nhỏ không có khả năng di chuyển an toàn trong các vùng biển động thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, trong khi máy bay chiến đấu thường xuyên đồn trú ở sân bay Ranai. Cho đến những năm gần đây, Trung Quốc chưa có hành động khiêu khích lớn như tuần tra hay lớn tiếng tuyên bố vùng biển Natuna thuộc về Bắc Kinh. Nhưng các nhà phân tích cho rằng đây chỉ là vấn đề thời gian và chẳng qua là thủ đoạn chia nhỏ bó đũa để bẻ từng chiếc của Trung Quốc, nhằm làm cho ASEAN khó khăn trong cuộc đấu tranh chống lại hành động lấn chiếm của nó trên biển Đông. Desi Albert Mamahit, Phó Đô đốc kiêm Giám đốc Cơ quan Điều phối An ninh biển Indonesia nói: “Đây là mối đe dọa thực sự với Indonesia và chúng ta cần chuẩn bị các biện pháp đối phó”. | ||
PHƯƠNG KHA |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét