CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Phương Tây sẽ phải hối hận vì đã trừng phạt kinh tế Nga

trung phat kinh te

Các nhà phân tích kinh tế phương Tây đang ngày càng nhận ra rằng, tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây áp đặt lên Nga trong những tháng vừa qua đang đem lại những hậu quả ngoài ý muốn của những người đã tiến hành nó.


Đó hẳn là điều đang được không ít các nhà phân tích kinh tế phương Tây nhắc đến ở thời điểm hiện tại, khi những tác động trái ngược với ý muốn của các nhà lãnh đạo phương Tây lên nền kinh tế Nga sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế đối với xứ sở bạch dương qua đi đang ngày càng rõ nét hơn bao giờ hết. 
Các lệnh trừng phạt kinh tế Nga với mục đích rõ rệt là muốn đem lại những khó khăn cho nền kinh tế xứ sở bạch dương giờ đây lại đang trở thành những điều kiện mang ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế nước này. Một sự trớ trêu và đầy nghịch lý vì thế đang diễn ra, phương Tây sẽ hối hận vì đã trừng phạt kinh tế Nga.
Các nhà phân tích kinh tế phương Tây đang ngày càng nhận ra rằng, tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây áp đặt lên Nga trong những tháng vừa qua đang đem lại những hậu quả ngoài ý muốn của những người đã tiến hành nó. 
Không ai phủ nhận việc các lệnh trừng phạt này đã đem lại những hậu quả không nhỏ cho nền kinh tế xứ sở bạch dương, khi nó đã tạo ra nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế mà phải chật vật lắm tổng thống Vladimir Putin và các cộng sự mới lèo lái nước Nga thoát khỏi, và dù ở thời điểm hiện tại nguy cơ về cuộc khủng hoảng kinh tế đó đã qua đi, thì kinh tế Nga vẫn được dự báo sẽ có mức tăng trưởng thấp do dư âm để lại do các lệnh trừng phạt này.
Nhưng, có vẻ các tác động từ nguy cơ của cuộc khủng hoảng kinh tế mà nước Nga phải gánh chịu trong thời gian vừa qua lại đang đem lại những lợi thế ngoài ý muốn cho nền kinh tế xứ sở bạch dương. Việc đồng Rup sụt giá mạnh trong những tháng vừa qua vốn là biểu tượng cho những khó khăn chồng chất mà kinh tế Nga phải đối mặt, giờ lại đang trở thành một lợi thế không nhỏ trong tương quan kinh tế giữa Nga và các nước khác, khi nó khiến hàng hóa xuất khẩu của Nga có giá thành cạnh tranh hơn bao giờ hết.
 Vì dù đồng Rup đã tăng giá khá mạnh trong thời gian vài tuần vừa qua khi giá dầu hồi phục phần nào, thì giá trị đồng Rup vẫn đang thấp hơn khá nhiều so với đồng USD hay Euro so với giai đoạn trước khi các lệnh trừng phạt kinh tế được phương Tây triển khai. So với đồng USD trước thời điểm diễn ra các lệnh trừng phạt, đồng Rup đã mất giá tổng cộng khoảng 46% trong khi sự hồi phục giá của đồng Rup trong vài tuần qua chỉ giúp đồng nội tệ của Nga hồi phục khoảng hơn 20%.
Việc tỷ giá đồng Rup sụt giảm so với đồng USD và Euro đang đem lại cho Nga một lợi thế khổng lồ nếu như mối quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây được nối lại khi điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu của Nga sang EU hay Mỹ sẽ có giá thành rất cạnh tranh trong khi hàng hóa của EU hay Mỹ xuất sang Nga sẽ có giá thành cao hơn trước rất nhiều. 
Đây được xem là một trong những lý do chủ yếu khiến EU chưa dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để nối lại quan hệ kinh tế với Nga dù điều này đang được rất nhiều nước thành viên EU ủng hộ. Nghịch lý và trớ trêu là trong khi EU đang làm mọi cách để hạ tỷ giá đồng  Euro để đối phó với nguy cơ giảm phát và hỗ trợ xuất khẩu, thì các lệnh trừng phạt của chính EU đã giúp Nga đạt được điều mà chính EU đang hướng đến mà chẳng cần phải động chân động tay, là hạ tỷ giá đồng nội tệ để tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu.
Dù về ngắn hạn, Nga đang là bên chịu thiệt khi món nợ nước ngoài bằng USD của các doanh nghiệp Nga sẽ tăng lên do tỷ giá đồng Rup giảm, nhưng về lâu dài nó đang đem lại cho kinh tế Nga lợi thế không thể phủ nhận. Một trong những lợi thế đó là việc Nga đang tăng cường khả năng kiểm soát kinh tế lên các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ thông qua việc đồng Rup mất giá. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ từ lâu đã có mức độ chịu ảnh hưởng của kinh tế Nga khá mạnh khi phần lớn hàng xuất khẩu của các nước này là vào thị trường Nga và lượng kiều hối từ người dân các nước này đang làm việc ở Nga gửi về nước chiếm một phần lớn nguồn thu nhập trong nước, và khi mà đồng Rup mất giá thì các đồng nội tệ của các nước này cũng sụt giá theo. 
Đồng Rup mất giá tổng cộng khoảng 46% trong thời kỳ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây thì đồng nội tệ của Belarus, Azerbaijan và Moldova cũng mất giá hơn 13%, trong đó đồng nội tệ của Belarus mất giá hơn 25%. Sự chênh lệch về tỷ giá đó khiến cho hàng hóa của Nga xuất khẩu sang các nước này trở nên rẻ hơn bao giờ hết và đang ngày càng mở rộng mức độ phụ thuộc về kinh tế của các nước này đối với Nga.
Tổng thống Vladimir Putin và các cộng sự có vẻ như đã ý thức được lợi thế về tỷ giá này của mình khi liên tục có những động thái thúc bách EU và đặc biệt là Ukraine nối lại mối quan hệ kinh tế với Nga. 
Việc kinh tế Ukraine đang bị suy thoái nghiêm trọng do hậu quả từ cuộc xung đột vừa qua vì thế sẽ là một thời cơ tuyệt vời để Nga có thể áp đặt ảnh hưởng của mình lên Ukraine thông qua kinh tế, hàng hóa của Nga với sự hỗ trợ từ tỷ giá đồng Rup có thể nhanh chóng tràn ngập thị trường Ukraine so với hàng hóa phương Tây đang trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết với người dân Ukraine khi mà đồng nội tệ của nước này là Hryvnia đang có tốc độ mất giá cao thuộc hàng nhất nhì thế giới.
Thậm chí điện Kremlin cũng ngỏ ý chỉ cần Ukraine gia nhập một phần vào liên minh kinh tế Á Âu do Nga thành lập hoặc vào liên minh hải quan Á Âu và Nga thậm chí sẽ không phản đối Ukraine gia nhập khu vực đồng tiền chung Eurozone. Đơn giản là vì một khi kinh tế Ukraine đã bị Nga chi phối thì việc nước này có gia nhập Eurozone hay không cũng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng với Nga. 
Tất cả những thuận lợi này đều đến từ các lệnh trừng phạt mà chính phương Tây đã áp đặt lên Nga trong gần một năm qua, và giờ đây đến lượt phương Tây lãnh cú phản đòn từ chính các lệnh trừng phạt của mình. Thậm chí, có lẽ Nga sẽ còn phải cám ơn EU về những lệnh trừng phạt kinh tế này, về một khía cạnh nào đó.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét