Hiện có thêm nhiều bằng chứng khẳng định rằng, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chính là con nuôi được Mỹ tạo ra.
IS là sản phẩm của Mỹ?
Trong thời gian qua rất nhiều học giả quốc tế đã đưa ra nhận định: “IS là đứa con hoang của Mỹ, do Mỹ dung dưỡng và chống lưng, nhưng ít người biết được rằng cội nguồn của IS có xuất xứ chính từ Saudi Arabia, bằng một cuộc “hôn nhân” vụ lợi giữa quyền lực chính trị và tôn giáo".
Cam kết của nhà Saud - một bộ lạc nhỏ ở vùng sa mạc Nadj và nhánh Hồi giáo khá cực đoan là Wahhabi, trong đó nhà Saud sẽ mang danh lãnh đạo, còn giáo lý Hồi dòng Wahhabism sẽ là kim chỉ nam của vương quốc đã tồn tại ở vương quốc Saudi Arabia suốt từ đầu thế kỷ 19 đến nay.
Với đồng tiền dầu lửa, Nhà nước Hồi giáo - IS là một trong những sản phẩm xuyên biên giới. Tiền từ túi những cá nhân và tổ chức cực đoan của Saudi từ hàng chục năm qua đã lan tỏa ra toàn thế giới với 1.500 nhà thờ Hồi giáo, 202 trường Đại học, 210 trung tâm tôn giáo được tài trợ bởi các nguồn tiền từ Saudi và các nguồn tài trợ từ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.
Việc đưa tư tưởng Hồi giáo cực đoan Wahhabism đến giai đoạn cực thịnh, tạo “sức hấp dẫn toàn cầu” trong thế giới Hồi giáo và hiện thực hóa tư tưởng này trong thực tiễn đời sống chính trị Trung Đông, được gắn với vai trò hết sức quan trọng của Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi - một công dân Iraq theo đạo Hồi dòng Sunni.
Abu Bakr al-Baghdadi có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA. Ông này nguyên là một tù nhân bị Mỹ và Iraq giam giữ tại trại giam Bucca, gần Umm Qasr - Iraq từ năm 2004 đến 2009. Sau khi được thả trong một vụ “đặc xá” đáng ngờ, al-Baghdadi đã dần nổi lên trong hàng ngũ các thủ lĩnh Hồi giáo.
Cảnh IS hành quyết con tin ngay trên đường phố. |
ISIS khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq - Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq dòng Hồi giáo Shia, thân Mỹ. Cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến lãnh đạo ISI “đổi hướng” quyết định tham chiến ở đây. Quyết định này cũng được coi là có phần đóng góp rất lớn của các cơ quan tình báo Mỹ.
ISI đã bắn một mũi tên trúng hai đích: Vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (dòng Sunni) khắp thế giới, dưới một thể chế chung hiện hữu (kết hợp tôn giáo với chính quyền), vừa “chuyển hóa” kẻ thù từ chính phủ Iraq dòng Shia dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, sang chính quyền Hồi giáo Shia của Syria.
Cùng với sự chuyển hướng này, al-Baghdadi đã đổi tên của ISI thành “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông” viết tắt là ISIS (Islamic State of Iraq and al-Sham). Cái tên này còn có thể gọi là ISIL, bởi chữ “al-Sham” dịch sang tiếng Anh là từ “Levant”, nên có thể viết thành “Islamic State of Iraq and Levant”.
Tuy nhiên, “Levant” là một từ mà trong tiếng Anh rất khó cắt nghĩa được phạm vi của nó nên đã dẫn đển những hiểu nhầm và dịch sai tên của nó. Người dùng tiếng Anh thường đánh đồng Levant với Syria nên mới có kiểu viết sai là “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria” (ISIS - Islamic State of Iraq and Syria).
Trên thực tế, Levant là vùng đất lớn hơn nhiều so với Syria, nó chạy dài từ Thổ Nhĩ Kỳ, qua Syria kéo tới Ai Cập, bao gồm cả các vùng lãnh thổ Palestine, Jordan và Lebanon. Hiểu như vậy mới là đúng với tham vọng xây dựng một Nhà nước Hồi giáo rộng lớn và mạnh mẽ của ISIL.
Ngày 29/6/2014, sau khi vượt biên đánh tràn sang Iraq và chiếm được những mỏ dầu lớn ở miền Bắc nước này, thủ lĩnh al-Baghdadi đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ của những phần tử Hồi giáo thánh chiến là “lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu”, bằng tuyên bố xây dựng “Nhà nước Hồi giáo” và cái tên IS (Islamic State) chính thức ra đời.
'Đứa con' khó bảo của Mỹ
Hồi cuối tháng 2/2015 vừa qua, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu không đủ để đánh bại các tay súng IS và việc phương Tây tăng cường hỗ trợ xây dựng các lực lượng an ninh Iraq sẽ đóng một vai trò nhất định (trong cuộc chiến chống IS).
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Stoltenberg nói: "Tôi hoan nghênh (việc các nước tham gia không kích) và điều này là quan trọng, song tôi tin rằng không kích sẽ không giúp giải quyết vấn đề".
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Stoltenberg cho hay các cuộc không kích nên được phối hợp với việc hợp tác với Chính phủ Iraq để giúp nước này phát triển các lực lượng an ninh.
NATO không tham gia chiến dịch không kích nhằm vào IS nhưng một số nước thành viên của tổ chức này gia nhập liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu.
Ngay bản thân nước Mỹ vốn đi đầu trong cuộc chiến chống IS hồi tháng 10 năm ngoái cũng từng thừa nhận chiến dịch không kích chống IS ở Iraq và Syria có hiệu quả nhưng không thể tiêu diệt được nhóm khủng bố nếu chỉ dùng biện pháp này.
Trung tá Elissa Smith, nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết: "Không kích chỉ là một phần trong chiến thuật lớn hơn và sẽ cần thời gian".
Tính đến cuối tháng 1/2015, Cơ quan giám sát Nhân quyền Syria (SOHR, trụ sở tại Anh) công bố, chiến dịch không kích chống IS của liên minh do Mỹ đứng đầu đã tiêu tốn gần 2 tỉ USD và khiến gần 1.200 người thiệt mạng, hơn 800 người bị thương.
Hòa Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét