Loại xe chuyên dụng Humvee wikipédia |
Hôm 11/3/2015, Hoa Kỳ thông báo sẽ cấp thêm hàng loạt trang bị quân sự không sát thương cho chính quyền Kiev để đối phó với lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông.
Thông báo này được Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Petro Porochenko, RFI đưa tin.
Washington có kế hoạch gửi đến Ukraine nhiều máy bay do thám không người lái Raven, 230 xe vận tải Humvee, trong đó có 30 xe bọc thép, cùng nhiều radar chống pháo, cũng như các phương tiện quan sát trong đêm.
Thông báo này được Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Petro Porochenko, RFI đưa tin.
Washington có kế hoạch gửi đến Ukraine nhiều máy bay do thám không người lái Raven, 230 xe vận tải Humvee, trong đó có 30 xe bọc thép, cùng nhiều radar chống pháo, cũng như các phương tiện quan sát trong đêm.
Toàn bộ số lượng thiết bị quân sự không sát thương trị giá 75 triệu USD. Các thiết bị nói trên sẽ được chuyển tới Ukraine trong những tuần tới. Đợt viện trợ này không bao gồm các vũ khí như tên lửa chống tăng cầm tay, theo yêu cầu của Kiev.
Thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 - được ký kết giữa tháng 2/2015, sau nhiều nỗ lực môi giới ngoại giao của Pháp và Đức - được đánh giá về cơ bản đã được tôn trọng, nhưng đụng độ vẫn xảy ra ở một số nơi.
Trong cuộc điện đàm với nguyên thủ Ukraine, Phó tổng thống Mỹ đã ghi nhận với nỗi quan ngại các vi phạm lệnh ngừng bắn tại Ukraine, "do các nhóm ly khai được Nga ủng hộ", và "việc lực lượng này từ chối" cho phép các quan sát viên Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu vào các khu vực do họ kiểm soát.
Nghi ngại Nga vẫn tiếp tục nhúng tay vào xung đột miền đông Ukraine, hôm 11/3, Washington đưa thêm vào danh sách trừng phạt một ngân hàng Nga tại Crimea và tám lãnh đạo phe ly khai thân Nga. Theo đó tất cả các doanh nghiệp Hoa Kỳ bị cấm làm ăn với các đối tượng bị đưa vào danh sách.
Nhiều giới chức cao cấp Hoa Kỳ, như Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Tổng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey, có thái độ ủng hộ việc cấp vũ khí sát thương cho Kiev, cho dù điều này không làm thay đổi thực sự cán cân lực lượng trên thực địa.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổng thống Obama vừa cho biết, hành pháp Mỹ không có ý chấp thuận đề nghị cấp vũ khí sát thương, vì ý thức được sẽ "không có giải pháp quân sự" cho xung đột này, và đặc biệt vì điều này có thể sẽ "kích thích sự leo thang quân sự từ phía người Nga và lực lượng ly khai mà họ ủng hộ".
Pháp, Đức cố duy trì quan hệ cân bằng với Nga
Các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ, như Đức và Pháp, cũng phản đối việc trang bị vũ khí cho Ukraine, vì sợ leo thang quân sự vượt khỏi tầm kiểm soát. Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa nhắc lại điều này trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza.
Thủ tướng Đức thì cố tìm cách duy trì một sự cân bằng trong quan hệ hết sức nhạy cảm với Nga. Bà Angela Merkel một mặt từ chối lời mời của Tổng thống Nga Putin tham dự duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức tại Moscow ngày 09/05, để thể hiện sự đoàn kết với chính quyền Kiev, nhưng mặt khác Thủ tướng Đức cũng đề nghị được đến đặt hoa tưởng niệm tại ngôi mộ người Lính vô danh tại thủ đô nước Nga vào ngày 10/5. Đề nghị đã được Tổng thống Nga chấp thuận.
Cùng lúc với tuyên bố về đợt cấp thiết bị quân sự mới của Hoa Kỳ, hôm 11/3, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng chính thức phê chuẩn kế hoạch 17 tỷ đô la hỗ trợ các dự định cải cách kinh tế của Kiev. Về phần mình, Thụy Điển thông báo sẽ cấp 100 triệu đô la tín dụng cho Ukraine.
Thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 - được ký kết giữa tháng 2/2015, sau nhiều nỗ lực môi giới ngoại giao của Pháp và Đức - được đánh giá về cơ bản đã được tôn trọng, nhưng đụng độ vẫn xảy ra ở một số nơi.
Trong cuộc điện đàm với nguyên thủ Ukraine, Phó tổng thống Mỹ đã ghi nhận với nỗi quan ngại các vi phạm lệnh ngừng bắn tại Ukraine, "do các nhóm ly khai được Nga ủng hộ", và "việc lực lượng này từ chối" cho phép các quan sát viên Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu vào các khu vực do họ kiểm soát.
Nghi ngại Nga vẫn tiếp tục nhúng tay vào xung đột miền đông Ukraine, hôm 11/3, Washington đưa thêm vào danh sách trừng phạt một ngân hàng Nga tại Crimea và tám lãnh đạo phe ly khai thân Nga. Theo đó tất cả các doanh nghiệp Hoa Kỳ bị cấm làm ăn với các đối tượng bị đưa vào danh sách.
Nhiều giới chức cao cấp Hoa Kỳ, như Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Tổng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey, có thái độ ủng hộ việc cấp vũ khí sát thương cho Kiev, cho dù điều này không làm thay đổi thực sự cán cân lực lượng trên thực địa.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổng thống Obama vừa cho biết, hành pháp Mỹ không có ý chấp thuận đề nghị cấp vũ khí sát thương, vì ý thức được sẽ "không có giải pháp quân sự" cho xung đột này, và đặc biệt vì điều này có thể sẽ "kích thích sự leo thang quân sự từ phía người Nga và lực lượng ly khai mà họ ủng hộ".
Pháp, Đức cố duy trì quan hệ cân bằng với Nga
Các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ, như Đức và Pháp, cũng phản đối việc trang bị vũ khí cho Ukraine, vì sợ leo thang quân sự vượt khỏi tầm kiểm soát. Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa nhắc lại điều này trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza.
Thủ tướng Đức thì cố tìm cách duy trì một sự cân bằng trong quan hệ hết sức nhạy cảm với Nga. Bà Angela Merkel một mặt từ chối lời mời của Tổng thống Nga Putin tham dự duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức tại Moscow ngày 09/05, để thể hiện sự đoàn kết với chính quyền Kiev, nhưng mặt khác Thủ tướng Đức cũng đề nghị được đến đặt hoa tưởng niệm tại ngôi mộ người Lính vô danh tại thủ đô nước Nga vào ngày 10/5. Đề nghị đã được Tổng thống Nga chấp thuận.
Cùng lúc với tuyên bố về đợt cấp thiết bị quân sự mới của Hoa Kỳ, hôm 11/3, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng chính thức phê chuẩn kế hoạch 17 tỷ đô la hỗ trợ các dự định cải cách kinh tế của Kiev. Về phần mình, Thụy Điển thông báo sẽ cấp 100 triệu đô la tín dụng cho Ukraine.
TRỌNG THÀNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét