Quân đội Nga diễu binh |
Trong năm 2015, quân đội Nga củng cố 3 chiến tuyến chính ở Bắc cực, Crimea và Kaliningrad, nên Moscow sẽ tập trung nguồn lực đáng kể để phát triển và để có sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở 3 mặt trận này.
Hãng tin Sputnik dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, tướng Valery Gerasimov, rằng nỗ lực chính của Bộ Quốc phòng Nga sẽ là tăng khả năng chiến đấu của quân đội, tăng quân tùy theo kế hoạch xây dựng quân đội. Mỗi chiến tuyến này mang tính cốt tử cho mục tiêu kiểm soát sự bành trướng của NATO, đồng thời duy trì khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng, như ở Bắc cực, cùng ở các tuyến hàng hải nước ấm.
Chiến tuyến Bắc cực
10 năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin-ký duyệt học thuyết quân sự mới ngày 26.12.2014-đặt mục tiêu chính là mở rộng quân sự Nga ở Bắc cực, để có thể khai thác nguồn tài nguyên năng lượng dưới biển Bắc cực, vốn có sự tranh chấp của Đan Mạch, Na Uy, Canada và Mỹ.
Tổng thống Putin thị sát mặt trận |
Mỹ ước tính khoảng 15 % nguồn dầu thô còn lại của thế giới, và 30 % nguồn khí đang được trữ ở thềm lục địa Bắc cực.
Trong khi đó, một tài liệu của quân đội Canada vừa được hãng tin Canada Press công bố ngày 14.1, cho biết một nhóm phản gián Canada từ năm 2008 luôn được đưa đến Bắc cực để “đề phòng nguy cơ do thám, khủng bố, phá hoại”.
Vì Nga đã tiến hành một cuộc xây dựng thần tốc, nhằm duy trì một ưu thế quân sự không ai có thể thách thức: 10 trạm tìm kiếm-cứu hộ, 16 cảng nước sâu, 13 sân bay, 10 trạm radar phòng không được xây ở vùng biển Bắc cực thuộc Nga.
Bên cạnh đó, Nga lập Ban chỉ huy phối hợp Bắc (JSCN) từ Hạm đội Biển Bắc để duy trì sự hiện diện quân sự thường trực tại Bắc cực. JSCN sẽ là quân khu thứ năm của Nga.
Theo Viện vấn đề quốc tế Ba Lan (PISM), JSCN sẽ gồm một tiểu đoàn bộ binh, 1 sư đoàn phòng không, một tiểu đoàn cơ động, một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển, và các đơn vị tên lửa tại các đảo thuộc Bắc cực.
Ngày 13.1, Đô đốc Vladimir Korolev chỉ huy Hạm đội Biển Bắc, nói sẽ có 800 quân của hạm đội này đóng ở thành phố Alakurtti (vùng Murmansk. Nga) vốn chỉ cách biên giới Phần Lan 50 km, đúng theo kế hoạch mở rộng cơ sở quân sự Nga ở vùng tây bắc Nga.
Ông nói số thành viên còn lại của hạm đội này cũng sẽ sớm chuyển đến đó. Căn cứ này sẽ là một trong những căn cứ chủ lực ở vùng phía bắc Nga, củng cố khả năng đề phòng phương tây, cũng như khẳng định những tuyên bố chủ quyền của Nga tại một số vùng ở Bắc cực.
Hạm đội Biển Bắc có tổng cộng 3.000 quân bộ binh, được huấn luyện chiến đấu trong điều kiện thời tiết Bắc cực (có khi xuống tới âm 60 độ C), cùng 39 tàu chiến và 45 tàu ngầm.
Đô đốc Korolev cũng cho biết sẽ xây 14 sân bay ở căn cứ mới nói trên, gồm 10 sân bay sẽ đi vào hoạt động trong vài tháng tới.
Chiến tuyến Crimea
Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào Nga hồi tháng 3, Nga đã lập một tiểu đoàn pháo-rocket có trang bị các hệ thống tên lửa phòng thủ Khrizantema, Msta và Tornado-G.
Bên cạnh đó, Hạm đội Biển Đen (đóng ở Crimea) sẽ được trang bị tàu chiến mới, khí tài quân sự tốt hơn.
Tháng 11.2014, Nga đã cử 14 máy bay quân sự đến Crimea, để có phi đội 30 chiếc.
Qua tháng 12, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân đến Crimea.
Việc sử dụng vũ khí hạt nhân có trong học thuyết quân sự mới của Nga.
Quân Nga ở Crimea |
Chiến tuyến Kaliningrad
Vùng Kaliningrad thuộc Nga nằm giữa hai thành viên NATO là Ba Lan và Litva bên biển Baltic.
Thời Chiến tranh Lạnh, vùng này được vũ trang tối đa để đề phòng NATO. Từ năm 2012, tên lửa đạn đạo tầm ngắn đã được triển khai ở đây.
Cũng có thông tin Nga có thể đưa vũ khí hạt nhân tới Kalingrad, sau khi Mỹ công bố kế hoạch xây “tấm khiên” tên lửa phòng thủ ở Ba Lan (đã hủy).
Kaliningrad cũng là căn cứ của Hạm đội Baltic, và có hai căn cứ không quân
Chernyakhovsk và Donskoye. Hai căn cứ này là nơi cất cánh của các máy bay do thám, chiến đấu cơ và máy bay ném bom Nga bay tuần tra gần không phận 3 nước vùng Baltic thành viên NATO là Litva, Latvia và Estonia.
Ngày 13.1, tướng Mỹ Philip Breedlove chỉ huy NATO nói: NATO sẽ tăng cường tập trận ở vùng biển Baltic, để phản ứng với sự gia tăng hoạt động ở quân sự của Nga.
Ông nói việc Nga “quân sự hóa” Crimea có thể dùng để mở rộng quyền kiểm soát Biển Đen.
Mai Hà (theo Newsweek, Insider Business Times)
Tàu ngầm Nga ở Biển Bắc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét