CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Nga khôi phục căn cứ thời Liên Xô để ‘bảo vệ’ Bắc Cực

Quan chức quân sự Nga cho biết, khoảng 800 lính thuộc Hạm đội phương Bắc đã được phái đến đồn trú tại thị trấn Alakurtti, với nhiệm vụ khôi phục lại căn cứ quân sự tại đây. 

Alakurtti từng là phần lãnh thổ thuộc Phần Lan. Nhưng sau cuộc xung đột Liên Xô – Phần Lan năm 1940, vùng đất này sáp nhập vào Nga và sau này thuộc chủ quyền của Liên bang Nga. Nga từng duy trì căn cứ quân sự này, cho đến năm 2009 thì gần như nó bị bỏ hoang. Tại đây chỉ có một số ít cư dân sinh sống, cùng với một số lính biên phòng. Alakurtti thuộc thành phố Murmansk miền tây bắc của Nga, cách điểm gần nhất Sally của Phần Lan khoảng 60km. 

Tàu chiến Hạm đội phương Bắc của Nga hoạt động tại Bắc Cực. Ảnh: Korabli.eu

Hôm 13/1 vừa qua, Đô đốc Vladimir Korolev, Tư lệnh hạm đội Phương Bắc cho biết, bước đi này là một phần trong việc mở rộng các căn cứ quân sự của Nga ở vùng tây bắc. Khi hoàn thiện, căn cứ gồm 14 đường băng và 2 khu doanh trại này sẽ tiếp nhận 3.000 binh sĩ của Hạm đội, được biên chế 39 tàu chiến và 45 tàu ngầm. 

Việc tái triển khai căn cứ quân sự Alakurtti diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến về tranh giành “chủ quyền” tại Bắc Cực với nguồn lợi dầu lửa và khí đốt bùng phát mạnh, với nhiều nước tham gia như Nga, Đan Mạch, Canada, Mỹ… . Một nước ở rất xa Bắc Cực là Trung Quốc cũng tỏ rõ mối quan tâm đến khu vực chiến lược này và từng phái tàu phá băng lớn nhất của mình là Tuyết Long tới đây. 

Giới phân tích nhìn nhận, vươn tới Bắc Cực là một bước đi chiến lược của Nga, vừa bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, thu được nguồn lợi dầu mỏ, khí đốt đồng thời bảo đảm thông suốt các tuyến hàng hải. 


HT (Theo Newsweek, reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét