Bức biếm hoạ nhà tiên tri Muhammed trên bìa tạp chí Charlie Hebdo số mới nhất đã khiến người Hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới giận dữ.
Hành động của Charlie Hebdo đang bị những người Hồi giáo cáo buộc là khiêu khích và xúc phạm nhà tiên tri.
Một số người cho rằng, tinh thần đoàn kết của họ với Charlie Hebdo sau vụ thảm sát đã bị chối bỏ. Nhiều người lại lo lắng, bức vẽ này có thể kích động thêm bạo lực.
Khoảng 1.500 người Hồi giáo biểu tình tại Marawi (Philippines), phản đối trang bìa của ấn bản Charlie Hebdo mới nhất và đốt poster có logo tạp chí này, cùng chân dung thủ tướng Israel Netanyahu.
Họ mang theo những biểu ngữ với dòng chữ "Bạn là Charlie, tôi kính yêu Muhammed", đồng thời tuyên bố thế giới đạo Hồi sẽ không xin lỗi về vụ thảm sát Paris.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần gia tăng căng thẳng sau khi đăng tải những bức biếm hoạ của tờ Charlie Hebdo.
Cảnh sát đã phải chặn những chiếc xe tải phân phối ấn bản mới của tờ Cumhuriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) để kiểm tra, sau khi tờ này thông báo sẽ cho in một vài bức biếm hoạ mới nhất của Charlie Hebdo.
Tuyên bố đó khiến Cumhuriyet cũng nhận được vô số những lời đe doạ qua điện thoại và internet.
Trên thực tế, tờ này chỉ đăng tải có chọn lọc một vài bức biếm hoạ, nhưng không sử dụng lại ảnh trang bìa của Charlie Hebdo.
Một nhóm người Hồi giáo đã biểu tình bên ngoài trụ sở toà soạn báo Cumhuriyet ở Ankara.
Một người biểu tình đốt ấn bản mới của tờ Cumhuriyet
Một số người biểu tình đã bị bắt giữ gần trụ sở toà soạn Cumhuriyet sau khi họ mang các biểu ngữ đe doạ giết bất cứ ai xúc phạm đạo Hồi và nhà tiên tri của mình.
Cảnh sát đã được tăng cường nhằm đảm bảo an ninh ở khu vực này và trung tâm in ấn, đề phòng có tình huống bất ngờ xảy ra.
Toà án ở thành phố Diyarbakir, phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, cũng yêu cầu đóng cửa các website đăng tải hình ảnh trang bìa của ấn bản Charlie Hebdo mới nhất.
Tại Jordan, tổ chức Anh em Hồi giáo cho hay họ sẽ tổ chức biểu tình sau lễ cầu nguyện tại Amman ngày thứ Sáu, nhằm phản ứng với bức vẽ nhà tiên tri Muhammed.
Phát ngôn viên của lực lượng này nói rằng, họ cực lực phản đối các vụ thảm sát cũng như việc xúc phạm nhà tiên tri.
Tại Pháp, các nhà lãnh đạo Hồi giáo kêu gọi bình tĩnh, tuy nhiên, những người Hồi giáo ở đây bày tỏ lo ngại về tác động của ấn bản Charlie Hebdo mới nhất tới cộng đồng của họ.
"Họ đã tự do xuất bản thứ mà họ thích, nhưng nó ảnh hưởng tới chúng tôi, nó làm chúng tôi tổn thương sâu sắc", một người Hồi giáo bức xúc.
Binh sĩ Pháp tuần tra, bảo vệ an ninh ở Paris sau vụ thảm sát và việc Charlie Hebdo đăng biếm hoạ nhà tiên tri Muhammed.
Ông Abbas Shumann, chức sắc cấp cao tại nhà thờ có nhiều ảnh hưởng ở Ai Cập, kêu gọi kiềm chế, song cho hay, bức biếm hoạ đó là "sự thách thức trắng trợn với cảm xúc của người Hồi giáo, những người ủng hộ tờ báo này".
Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zafir cũng bày tỏ sự bất bình và cho rằng trong thế giới của những nền văn hoá rất khác biệt, thì "những điều bất khả xâm phạm cần được tôn trọng".
Các lãnh tụ Hồi giáo ở Anh kêu gọi người Hồi giáo phản ứng có kiềm chế với các bức biếm hoạ nhà tiên tri và cho rằng, chúng không thể "làm hoen ố hình ảnh của nhà tiên tri".
Chính phủ Senegal cũng cấm việc phát hành các ấn bản Charlie Hebdo và báo Pháp Liberation.
Một nhóm người Hồi giáo đã biểu tình bên ngoài trụ sở toà soạn báo Cumhuriyet ở Ankara.
Một người biểu tình đốt ấn bản mới của tờ Cumhuriyet
Một số người biểu tình đã bị bắt giữ gần trụ sở toà soạn Cumhuriyet sau khi họ mang các biểu ngữ đe doạ giết bất cứ ai xúc phạm đạo Hồi và nhà tiên tri của mình.
Cảnh sát đã được tăng cường nhằm đảm bảo an ninh ở khu vực này và trung tâm in ấn, đề phòng có tình huống bất ngờ xảy ra.
Binh sĩ Pháp tuần tra, bảo vệ an ninh ở Paris sau vụ thảm sát và việc Charlie Hebdo đăng biếm hoạ nhà tiên tri Muhammed.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét