Bà Nuland gặp các nhân vật cốt cán để xây dựng chính quyền Ukraine mới |
Vào tháng 2 năm ngoái, khi khủng hoảng tại Kiev đến cao trào và chính quyền Viktor Yanukovych sắp sụp đổ thì người Mỹ đã họp sẵn để bàn việc dựng người nào lên lãnh đạo Kiev. Ông Govern tiết lộ như sau:
…Vào ba tuần trước khi cuộc nổi dậy ở Kiev cao trào, Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch loại bỏ các nhân vật thân tín với Tổng thống Viktor Yanukovych và chọn các nhà lãnh đạo mới cho Ukraine. Cuộc trò chuyện giữa Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề châu Âu Victoria Nuland và Đại sứ Mỹ tại Kiev, Geoffrey Pyatt đã phơi bày điều đó. Đoạn hội thoại bị ghi âm lại có nội dung như sau:
“Nuland: Ông nghĩ thế nào?
Pyatt: Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trong trò chơi. Miếng ghép Klitschko (Vitaly Klitschko, một trong ba nhà lãnh đạo đối lập chính) rõ ràng là phần tử phức tạp ở đây. ... Tôi nghĩ cuộc điện thoại tiếp theo của bà, chính là Yats (Arseniy Yatseniuk, một lãnh đạo đối lập). Và tôi rất vui vì bà sắp xếp tay này vào vị trí phù hợp bối cảnh hiện nay.
Nuland: Tốt. Tôi không nghĩ rằng Klitsch nên vào chính phủ. Tôi không nghĩ rằng điều đó là cần thiết, tôi không nghĩ rằng đó là một ý tưởng tốt.
Pyatt: Yeah. Tôi đoán ... hay để tay này ở lại và làm công việc chính trị đơn giản ... Chúng ta muốn giữ các nhà dân chủ ôn hòa với nhau. Vấn đề là có được sự ủng hộ của Tyahnybok (Oleh Tyahnybok, người đứng đầu của đảng cực hữu Svoboda) và đám của tay này
Nuland: Tôi nghĩ Yats là tay có kinh nghiệm kinh tế, kinh nghiệm quản lý. Những gì tay này cần là Klitsch và Tyahnybok ủng hộ bên ngoài. Tay này cần phải được nói chuyện với 2 tay còn lại bốn lần một tuần, ông hiểu chứ”.
Và 3 tuần sau, Yatshenyuk lên làm thủ tướng lâm thời của chính quyền Ukraine mới. Sau khi tổng thống Poroshenko đắc cử làm tổng thống Ukraine, dù ông không ưa Yatshenyuk một chút nào nhưng vẫn phải bổ nhiệm làm nhân vật số 2 trong chính quyền để làm vừa lòng Washington để đổi lấy những cam kết hỗ trợ.
Trong chính quyền Ukraine hiện giờ, ông Poroshenko dù thân phương Tây nhưng vẫn duy trì đối thoại với Nga khi cần. Ngược lại, Yatshenyuk không bao giờ liên lạc với Moscow và toàn có những hành động cũng như phát ngôn chống Nga tới cùng. Chẳng hạn như việc đòi xây tường dọc biên giới với Nga hay gần đây tuyên bố Nga xâm lược Đức hồi thế chiến thứ hai khiến Moscow tức giận.
Đó là lý do vì sao báo chí Nga tin rằng không thể tìm được tiếng nói chung với Yatshenyuk, một người mà họ cho rằng được Mỹ dựng lên.
Anh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét